New FAMILUG

The PyMiers

Thursday 23 September 2010

Online game for Ubuntu

Chán chán ngồi kiếm game chơi. Vớ được mấy trò hay hay nên tớ mang ra viết bài :))


1,Heroes of Newerth
http://www.heroesofnewerth.com/
Giống DOTA. Chơi được trên cả win, linux, mac


xem 



Trailer hoành tráng
http://www.youtube.com/watch?v=K6s5lIA2gUY&feature=fvw

2. DarkOrbit
http://www.darkorbit.com/
hình như giống Phi đội không gian hay cái gì đó.
Đây là 1 browser game.

HOmies =))






SIêu nhân Gao =))

Tuesday 7 September 2010

Người Việt hiếu học và "hiếu danh"



Ngô Bảo Châu- hiện tượng hiếu học hiếm hoi Những ngày qua, việc GS Ngô Bảo Châu đoạt Giải thưởng Fields đã trở thành đề tài được nhắc đến nhiều nhất từ mặt báo cho tới quán nước vỉa hè. Với niềm tự hào và kính trọng dành cho nhà khoa học tài danh mang dòng máu Việt, không ít người đã ngợi ca Ngô Bảo Châu như một "hiện tượng". Cá nhân tôi cũng tin rằng từ "hiện tượng" dành cho anh là hoàn toàn chính xác, nhưng tôi nhìn "hiện tượng" đó ở một góc độ khác: Ngô Bảo Châu là một trong số những hiện tượng hiếu học hiếm hoi trong lịch sử nền giáo dục Việt Nam, nhất là ở thời hiện đại.
Có thể nhiều bạn đọc sẽ giận dữ và phản đối, bởi từ khi còn nhỏ chúng ta đã thuộc lòng và không chút hoài nghi câu nói: Người Việt Nam có truyền thống hiếu học. Điều này tưởng như mặc định đúng nhưng thực chất lại không đúng.
Bạn bè thế giới đã thừa nhận trí thông minh của người Việt Nam. Nếu thực sự có tinh thần hiếu học, cộng với bản chất "thông minh vốn sẵn tính trời" và một nền giáo dục có truyền thống cả ngàn năm chắc hẳn Việt Nam đã có rất nhiều tên tuổi tầm cỡ thế giới trong lĩnh vực khoa học. Nhưng thực tế ra sao chúng ta đều đã biết. Vấn đề tương tự cũng đã và đang diễn ra ở nước láng giềng gần gũi về lịch sử với nước ta: Trong bài viết đăng trên Tuần Việt Nam gần đây, tướng Trung Quốc Lưu Á Châu đã thừa nhận suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm, đất nước ông "không có nhà tư tưởng mà chỉ có nhà mưu lược".
Sự thật, những cây cột chống trời làm nên lịch sử vẻ vang của các lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên tuyệt đại đa số đều là người phương Tây. Trí tuệ châu Á hiện nay cũng bắt đầu chứng tỏ bản lĩnh và tỏa sáng trên bản đồ khoa học thế giới, trong đó GS Ngô Bảo Châu là một thí dụ điển hình. Song chúng ta phải thừa nhận rằng họ làm được những điều kỳ vĩ cho khoa học như hôm nay phần lớn nhờ được học tập và nghiên cứu trong môi trường cực kỳ phù hợp của phương Tây. Liệu điều này liên quan như thế nào tới tinh thần hiếu học của người Việt?
Dẫn ra hai thí dụ về Trung Quốc và Việt Nam, tôi cho rằng: Các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo, về mặt hình thức thường đề cao tinh thần hiếu học bằng những câu răn dạy như Nhân bất học, bất tri lý, song thực chất lại không hiếu học theo đúng nghĩa của từ này, đó là "yêu sự học".
Sĩ từ sờ đầu rùa trước khi thi đại học

Sunday 5 September 2010

Các phím tắt mặc định trong Ubuntu nên biết

Dùng phím rõ là pro hơn rồi. Có thể tự sắp xếp hệ thống phím tắt cho riêng mình. VD ở máy bàn nhà tớ để F8 là Mute, F9 là giảm volume, F10 là tăng , bấm cứ như Laptopấy :))


Sau đây là các phím mặc định nên biết:
(mấy phím này không ghi chức năng, tự mò nhé )
Flag + Tab
Flag + e
Flag + s
Flag + m
Flag + w
(Flag là phím hình lá cờ của Window ấy )

Ctrl Alt T -> Mở Terminal
Ctrl Alt Del - > log Out
Ctrl Alt L -> Lock Screen
Alt Print -> SS of a window
Alt F10 -> Maximization
Alt F9 -> Minimize

Ctr Alt Shift Left/Right -> Chuyển cửa sổ sang Desk bên trái/ phải
Ctrl Alt L/R -> Chuyển sang Desk trái/ phải
Ctrl Alt D ->Show desktop