New FAMILUG

The PyMiers

Saturday 28 August 2010

Ca dao Fami :))

Tăng in ( invisible ) giảm on ( online )
Tích cực học bài
Kiếm cái học bổng
Về ăn chơi nhòe
=)))))))))))))))))

Tuesday 24 August 2010

Đăng kí môn siêu chuyên ngành kì 20101

Giải tích số - 4TC -> VDC
Các phương pháp tối ưu - 4TC -> Yoyo, VDC, FamiHug
Cấu trúc dữ liệu giải thuật - 3TC -> FamiHug
Lý thuyết Otomat và ngôn ngữ hình thức - 3TC -> Mr.Ku,
Seminar B - 2TC -> -> Ta ko làm nữa vì xong rồi :))

Vào đk chọn môn siêu chuyên ngành đê, kì sau học cho nó cẩn thận vào :))
Mỗi thằng tối đa 2 môn thôi nhá :)) 2,3 thằng trùng 1 môn càng tốt

Friday 20 August 2010

Thử gửi các thành viên FAMILUG

Vậy là FAMILUG đã thành lập hơn 3 tháng rồi. Kể từ ngày thành lập đến h số thành viên tăng 1-2 :))

Nhưng vào rồi cũng chả làm gì, thôi thì ta xem xét cắt bỏ. Nếu FAMILUG không thể hoành thành nhiệm vụ đã đặt ra thì tất nhiên sẽ phải hủy bỏ.
Hiện giờ có 4 thành viên chính thức. Trong đó tớ vẫn trung thành với Ubuntu, Mr.Ku vẫn nghịc, cu Yoyo thì bận làm việc nên tạm ko dùng, Thằng VDC thì chưa động vào. Vậy cho thằng VDC nghỉ, thằng Shmily cũng chưa thèm cài dù có máy hơn nửa tháng rồi, nghỉ nốt. Khi nào có thái độ tích cực ta mới cho vào.
Hùng homie là khách mời dự thính , không tính.

FAMILUG tiếp tục hoạt động. Tớ vẫn học Python tiếp, nhưng học ít hơn, vì chót thì chét, Nó không phải thứ làm ra tiền được (do nhu cầu của khách hàng) không mang nộp bài được (do thầy không hiểu) nhưng nó là một ngôn ngữ tốt, làm việc được. Học chơi chơi cho vui :-j 3
Tháng tới tập trung vào khám phá các distro khác và nghịch các dòng lệnh, tìm hiểu sơ về java.
Chuẩn bị cài 10.10 \m/
Okie.
Gudbye & gudluck!

Wednesday 18 August 2010

Người giỏi làm Toán: Rất lãng phí!

 Đọc nào!
(VietNamNet) - Nhúng tay vào hàng chục lĩnh vực: điện ảnh, bất động sản, ngân hàng, quảng cáo, PR, báo chí, tin học, thiết bị văn phòng...Sở hữu và đồng sở hữu vài chục công ty, trong đó đã và đang gây ấn tượng với những cái tên nổi tiếng như FPT, Zodiac (Hoàng đạo), ACB, TOGI, Vĩnh Trinh Company, Thiên Ngân Galaxy... Từ một sinh viên Toán cách đây 20 năm, Nguyễn Trung Hà đã từ bỏ lối đi được dọn sẵn để hiện tại trở thành một nhà đầu tư "có máu mặt" của Việt Nam.

Soạn: AM 710045 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nguyễn Trung Hà: "Cuộc đời có những điều khiến ta thay đổi suy nghĩ. Một cách sâu sắc, về chất". (Ảnh: Trung Kiên)
Trong quá trình đi tìm nhân vật cho loạt bài này, với mục đích tiếp cận những cựu HSG quốc tế thành danh trong lĩnh vực kinh doanh, tôi nhận được không dưới 10 lời giới thiệu của nhiều doanh nhân thành đạt về Nguyễn Trung Hà. 
 
Cuộc phỏng vấn được thực hiện cuối tháng 11/2005. Thẳng thắn và thực tế, đôi chút cực đoan (?), nhiều ý kiến của anh có thể sẽ gây ra tranh cãi hay dư luận trái chiều. 
 
Toán học không có nhiều ý nghĩa với xã hội
 

Trước khi là một nhà đầu tư, anh từng là một học sinh giỏi Toán? 
Năm 1978, đạt giải ba HSG Toán quốc tế ở Rumani, cùng 40 người đạt điểm cao nhất trong kỳ thi đại học, tôi được gửi lên trường quân sự trên Vĩnh Phúc để ôn luyện tiếng, chuẩn bị cho việc sang Nga.
Năm sau, tôi sang MGU (ĐH Tổng hợp Moskva) học khoa Toán Cơ, ngành Toán lý thuyết, lại chọn Lý thuyết số, môn cổ điển và kém ứng dụng nhất trong các nhánh của Toán học. Nhưng chưa hết đại học thì tôi chán. Tôi tự nhận thấy học Toán xong, rồi cũng không để làm gì. 
Vì sao? 
Tôi cho rằng, những gì dân Toán làm là: Tự đặt vấn đề, Tự giải quyết vấn đề rồi lại Tự hoan hô. Nói chung là một chuỗi công đoạn “tự sướng” và ít có ích cho người khác. Nói cách khác, giá trị của việc học Toán và làm Toán không cao.  
Toán học vẫn được coi là nền tảng của nhiều môn khoa học khác. Những điều anh nói dường như phủ nhận một quan niệm được rất nhiều người thừa nhận? 
Kiến thức Toán khá cần thiết trong nhiều lĩnh vực, trong cuộc sống. Nhưng, những thứ thực sự cần thiết cũng chỉ ở tầm vừa vừa thôi, nói nôm na là 1+1=2, chứ không phải những cái hoành tráng, trừu tượng, cao siêu. Mà, Toán học bây giờ đi xa lắm rồi, ở tận chân trời nào rồi.  
Đa phần những vấn đề mà các nhà Toán học nghiên cứu, là do họ tự đặt ra, tự thấy rằng nó rất có ích, rồi tự đi tìm lời giải và cũng chỉ có họ, hoặc những người theo đuổi Toán ở tầm của họ mới hiểu được.  
Vì không có ai hiểu được ngoài mấy ông Toán biết với nhau, nên cũng là các ông tự hoan hô nhau. Ông này khen ông khác giỏi, khen những vấn đề xyz nào đó là giải quyết được mấu chốt, là có ý nghĩa, ảnh hưởng rất lớn... và dân chúng, xã hội, thực ra là chẳng hiểu tẹo nào về vấn đề đó... tung hô theo.  
Anh có nghĩ rằng những điều này sẽ động chạm? 
Tất nhiên, bất cứ chuyện gì nhạy cảm cũng có thể động chạm. Nhưng, tôi nói với tư cách không phải người ngoại đạo. Tôi cũng từng học Toán. Rất, rất nhiều bạn bè tôi cũng là dân Toán... Trong giới Toán nói chuyện với nhau cũng rất hiểu điều đó. Chúng tôi còn dùng nhiều từ "trần trụi" hơn nhiều: chẳng hạn thủ dâm tư tưởng (cười to). Vô nghĩa! Ông này Tiến sỹ, anh kia Tiến sỹ... toàn giải quyết vấn đề vô nghĩa.
Anh từng học Toán, tức là cũng đã từng thấy rằng nó có ích. Mất bao lâu để anh đi đến kết luận ngược như bây giờ? 
Tất nhiên, ngày xưa, tôi không nghĩ ngay được cái điều mà tôi thấy bây giờ. Thời đầu, cũng như rất nhiều SV Toán khác, tôi rất thích làm Toán. Mỗi lần tự giải quyết được một bài toán, một vấn đề nào đó thì thấy rất sướng. Và, nếu có ai đó xung quanh hoan hô thì càng vui, hay tự mình hoan hô cũng thấy hay, cũng đủ để thoả mãn (cười). 
Nhưng, cuộc đời có những thời điểm, những cột mốc có thể làm người ta thay đổi cách suy nghĩ. Thay đổi một cách sâu sắc, về chất.  
Năm 1982, tôi bị lao phổi và phải vào nằm trong Viện lao Moskva mất 1 năm. Thời gian này, rảnh rỗi nên tôi có nhiều thì giờ suy ngẫm về cuộc đời. Sau khi ra Viện, tôi trở thành người khác hẳn, trong cách nhìn cuộc sống. Tự dưng, tôi nhận thấy một cách rất rõ ràng sự vô nghĩa của những cái mình đang theo đuổi, cụ thể là việc học Toán, hay việc mình muốn đạt cái nọ, cái kia.  
Người giỏi làm Toán là sự lãng phí 
Nhưng, có một thực tế là dân Toán đa phần là những người giỏi và họ dễ thành công, kể cả khi chuyển sang các ngành khác. Tức là Toán học có ích, ít nhất về mặt đào tạo?  
Có một số khái niệm bị đóng khung trong suy nghĩ. Nói thịt nghĩ ngay là thịt lợn, chứ không phải thịt gà, thịt cừu, thịt bò... Nói giỏi hầu như chúng ta cũng hiểu là giỏi Toán, nếu giỏi Văn, giỏi Lý, Hoá, Nhạc, Hoạ... sẽ cần phải chua thêm mấy cái danh từ phụ.  
Cá nhân tôi nghĩ có sự nhầm lẫn ở đây. Nhiều người nghĩ những người học giỏi Toán khi nhảy sang các ngành khác làm cái gì cũng dễ giỏi, dễ thành công, tôi lại cho rằng, những người giỏi Toán, bản thân họ là những người giỏi, tức là họ có nhiều tố chất về trí tuệ để dễ thành công... Mà người giỏi thì học gì, làm gì cũng dễ giỏi kể cả học Toán.  
Chẳng qua, người có trí tuệ tốt từ bé thường được hướng, hoặc tự chọn vào những môn mang tính khoa học, nhất là Toán. Thành ra, mật độ những người giỏi "dính dáng" đến Toán là tương đối cao, nên dẫn đến sự đánh đồng khái niệm: dân Toán là dân giỏi. Sự lãng phí ở đây là lẽ ra phải cho những người giỏi đó học ngành khác hữu ích hơn là Toán. 
Nhưng rõ ràng, rất nhiều kiến thức của Toán đã và đang được áp dụng trong rất nhiều ngành nghề khác nhau? 
Chúng ta nhầm lẫn trong việc định nghĩa thế nào là ứng dụng, dẫn đến hiểu Toán có ứng dụng trong nhiều ngành. Không phải vậy. Toán hoàn toàn không có ứng dụng. Tôi nghĩ kiến thức Toán ở bậc ĐH là bắt đầu không cần thiết. Càng nghiên cứu lên cao, Toán càng ít tính ứng dụng hơn. Lúc đó, nó chỉ phục vụ cho những sự phát triển nội tại của bản thân nó thôi. Tôi cho rằng vô ích. Nếu muốn nước ta đi nhanh hơn thì có lẽ nên bỏ qua ngành học này. 
Anh có mạnh miệng quá không?  
Đó là sự thực. Để nói là vô ích hay không thì xác định xem ta đứng ở điểm nào đó để nhìn. Nhiều người cứ lý luận, hoặc có thể chính họ tin rằng, Toán hữu ích. Nhưng, nhìn ở góc độ phát triển kinh tế xã hội nước ta hiện tại, cống hiến của Toán thực sự không có gì. 
  
Soạn: AM 703139 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Toán là một trò chơi
Vậy, anh nói thế nào, khi vẫn luôn có những hình thức tôn vinh đóng góp của các nhà Toán học? Và, cả những nỗ lực và sự đầu tư để Toán phát triển. Phải chăng xã hội nhầm lẫn hết? 
Toán là một trò chơi. Tôi ví dụ, thi nhảy cao chẳng hạn, cũng là một trò chơi, một trò thể thao. Bản thân cái việc nhảy cao, chẳng có ý nghĩa gì cả, ngoài 1 điều duy nhất là có tác dụng về tinh thần. Nó có thể thoả mãn khát khao chinh phục một cái gì đấy, hay thúc đẩy cho nhiều người yêu thích và hứng thú luyện tập thể dục.  
Toán học cũng vậy. Học tiếp lên, nghiên cứu tiếp lên, có thể ra được những cái khá hơn cái cũ, cũng như nhảy cao, cố gắng 2m10, rồi 2m12 sẽ đạt được mục tiêu là chinh phục kỷ lục nào đó. Ngoài ý nghĩa này thì toàn bộ công đoạn nỗ lực đó là vô nghĩa. 
Vô nghĩa? Giải thưởng Clay của Ngô Bảo Châu được nhiều người coi là niềm tự hào là một ví dụ phản bác lại nhận định của anh? 
Đúng, nó là sự tự hào. Về khía cạnh này thì rất có ý nghĩa.  
Những nhà Toán học thành công, cũng như những VĐV thể thao thành công sẽ nuôi dưỡng được niềm tự hào cho những người liên quan, trong gia đình, thậm chí trong cộng đồng của họ. Nhưng, điều ấy có ý nghĩa gì khác, cũng như kỷ lục thế giới có ý nghĩa gì, ngoài cái danh kỷ lục?
Đừng vẽ son, tô hồng quá cho dân Toán. Phát triển xã hội thì đừng đưa những đầu óc tinh tuý nhất vào ngành Toán, để họ trăn trở với những việc tự đặt vấn đề rồi tự giải quyết vấn đề. Lãng phí. Những đầu óc ấy có thể làm được việc khác, hữu ích hơn nhiều lần. 
Anh lấy những tiêu chí nào để đánh giá một cái gì đó là hữu ích? 
Đơn giản thôi, một cái gì đó hữu ích là khi người ta dùng nhiều. Thực ra, chính xác hơn, dùng nhiều mới là có khả năng hữu ích chứ chưa dám chắc là hữu ích thật sự. Chứ nhiều kiến thức Toán cao siêu, trừ một bộ phận rất nhỏ của xã hội hiểu được, còn đa phần chẳng ai hiểu gì, thế thì nói gì đến dùng hay ứng dụng.  
Những nhà Toán học hi sinh vì xã hội để đi lừa đảo đám đông. Họ có đóng góp rất ít ngoài việc việc làm gương để khích lệ thêm nhiều trí tuệ tinh hoa khác đi theo vào con đường đó, mà chính ra, ngay cả điều này không nên nhìn nhận là đóng góp.  
Cố gắng không lấy bằng nếu không bắt buộc 
Quay lại trường hợp của anh, sau khi ra viện và thay đổi nhận thức về cuộc sống, anh hiện thực hoá suy nghĩ của mình như thế nào? 
Sau đó, thực sự tôi chỉ học tiếp sao cho cốt hoàn thành nốt bậc học vì không còn cảm thấy hứng thú nữa. Tôi dành thời gian để học những thứ khác, tự học và học qua các thầy. Định kiếm thêm cái bằng Tâm lý nhưng thậm chí, tôi thấy ngay cả việc này cũng vô nghĩa nốt.  
Về sau này, tôi vẫn theo học nhiều thứ khác, nhưng cố gắng không lấy bằng làm gì nếu không bắt buộc. 
Năm 1985, tốt nghiệp MGU, tôi xác định ngay tinh thần không học tiếp làm gì, và về nước. May mắn, tôi có việc ngay tại Viện Cơ học, thuộc Viện Khoa học Viện Nam. 
Thời đó, cơ chế chưa thoáng và xin việc không dễ, chắc anh có thuận lợi về mặt quan hệ?  
Không biết vì lý do gì đấy, tôi được nhận ngay (cười). Có thể nói con đường sự nghiệp của tôi rất thuận lợi.  
Anh bắt đầu nghiêng sang việc kinh doanh như thế nào?  
Hồi đó, Viện Cơ thuộc dạng khá nhất về mặt năng động ứng dụng, làm kiểu chân trong chân ngoài...   
Các bác lãnh đạo Viện lúc đó như bác Đạo (Nguyễn Văn Đạo), bác Điệp (Nguyễn Văn Điệp) đều yêu quý và tạo điều kiện cho nhân viên làm thêm bên ngoài. Chúng tôi lập nhóm ứng dụng cơ học vào điện lạnh, sấy… Hợp đồng ký dưới danh nghĩa của Viện, và Viện được phần trăm. Sau này, khi thấy việc tách ra riêng, có con dấu riêng sẽ thuận lợi hơn về mặt kinh doanh và cũng có lợi hơn, chúng tôi lập công ty.  
Năm 1989, tôi lập công ty Zodiac (tên tiếng Việt là Hoàng đạo), trực thuộc Hội Tin học, kinh doanh máy móc, thiết bị tin học. Sau khi có Luật Doanh nghiệp (năm 1991), chuyển thành công ty TNHH.  Dần dần, do nhu cầu phát triển mà những mảng kinh doanh sau này như ngân hàng, bất động sản, tin học… là sự tiến lên và mở rộng theo sự phát triển tất yếu.  
Tức là, anh đến với kinh doanh do sự đưa đẩy của thời cuộc? Thời đó, với các nhà khoa học như các anh, tính riêng lương có đủ sống không?  
Đủ, bằng chứng là tôi vẫn sống đây (cười). Không thể nói do đồng lương không đủ sống mà người ta chuyển sang kinh doanh được. Kinh doanh là việc tự thân.  
Có thể, có những sai lầm lại dẫn đến thành công. Mình tưởng rằng mình giỏi và có thể làm được điều gì đó, nên cứ thế làm, và làm được, đâm ra lại càng nghĩ rằng mình giỏi thật. Sau này, khi có nhiều kinh nghiệm hơn rồi, nhìn lại mình biết trong những cái làm ấy có nhiều sai sót. 
Tôi ra kinh doanh bắt đầu từ việc nghĩ rằng, mình làm kinh doanh giỏi. Thực sự, bây giờ tôi không ưa kinh doanh, mà lại thích làm Toán hơn.  
Có mâu thuẫn với điều anh khẳng định: Toán là lãng phí và vô nghĩa?  
Không mâu thuẫn. Làm Toán như một trò chơi thì vẫn thấy nó hay, nó đẹp. Làm Toán như một sự thủ dâm tinh thần thì vẫn tự thấy sướng, thấy hứng thú (cười). Mặc dù đúng là những trò chơi, hay sự "tự sướng" chẳng có ý nghĩa gì đối với xã hội. Còn kinh doanh không thấy vui, vì nó càng ngày càng bẩn. 
Cụ thể hơn là cái gì bẩn: môi trường? 
Tôi quen với môi trường logic hơn. Môi trường kinh doanh bây giờ có nhiều sự phi logic, đôi khi kết quả đạt được không phụ thuộc bản thân ý tưởng kinh doanh mà còn nhiều điều kiện phụ khác. 
Muốn đầu tư vào những lĩnh vực liên quan đến công chúng 
Cùng một lúc sở hữu nhiều công ty trong nhiều lĩnh vực, anh làm thế nào để vận hành và quản lý tốt? 
Nói chung, ở tất cả mọi công ty, tôi đều không làm gì quá sâu sát. Thực ra thì người ta không thể biết được nhiều thứ, quan trọng là biết tổ chức. Quản lý kinh doanh đòi hỏi các kỹ năng, còn đầu tư đòi hỏi những ý tưởng.  
Tôi ít biết (và vì thế không thích) quản lý kinh doanh nhưng tôi có nhiều ý tưởng và có thể nhận biết người chuyên môn giỏi và sâu hơn mình để làm các việc. Phần việc của tôi là đưa ra định hướng, chiến lược: chẳng hạn quyết định hướng đi, xác định mục đích, thời điểm làm, khả năng sinh lời, lên kế hoạch tài chính, huy động tiền vốn, lựa chọn đội ngũ lãnh đạo chủ chốt... 
Anh có mặt trong rất nhiều lĩnh vực sôi động trong nền kinh tế thị trường, trong đó anh ưu tiên cho lĩnh vực nào? 
Tôi muốn đầu tư vào những lĩnh vực liên quan đến công chúng: điện ảnh, bất động sản, ngân hàng, quảng cáo, báo chí...Sự thành bại trong kinh doanh ở những lĩnh vực này ít bị ảnh hưởng bởi các cơ quan công quyền. 
Hiện tại anh coi "mảng" đầu tư lớn nhất của mình là gi? 
Hiện tại, tôi đang cho mình nghỉ hưu. Thời gian lúc này dành nhiều cho việc đọc sách. 
Anh đọc những sách gì? 
Đọc rất tạp (cười) sách lịch sử, tiểu thuyết, triết học phương Đông... 
Một chút về cá nhân anh? 
Tôi sinh năm 1962, dân chuyên Toán Chu Văn An, lấy vợ được 21 năm, có 2 con gái. Vợ tôi là Tiến sỹ Toán - Lý, dân chuyên Toán ĐH Tổng hợp. Tôi là người lười biếng, thích suy nghĩ hơn là hành động, thích nói phét hơn là làm. 
Cảm ơn anh vì cuộc trò chuyện này.
  • Hoàng Lê (thực hiện)

Thursday 12 August 2010

Lập trình viên game - Lương cao vẫn khó tuyển ngườ

Thu nhập của lập trình viên game được xếp trong diện khá, thậm chí cao trong ngành phần mềm. Nhu cầu tuyển dụng cao nhưng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được về cả số lượng và chất lượng.
LTV game tốt cần giỏi cả phần cứng, phần mềm và có sự hiểu biết sâu về hệ thống. Ảnh: GameK.

Thu nhập cao vẫn khó tuyển

Một vài năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp game đã than phiền: Lập trình viên game - Lương cao vẫn khó tuyển người. Nay tình hình này vẫn không được cải thiện, thậm chí còn khó hơn:
Phạm Quang Hưng, CIO một công ty chuyên làm game flash và game cho mobile cho biết: mức thu nhập khởi điểm của lập tình viên game khoảng 500-600 USD/tháng, cao hơn thu nhập của lập trình viên thông thường khoảng 20% - 30% bởi độ khó của công việc và sự khan hiếm về số lượng.
Hưng lý giải, lập trình viên game đang trong tình trạng hiếm nên khó kiếm. Mà hiếm thì quý! Cái khó của việc tuyển dụng này là số lượng lập trình viên đã ít, số người thực sự làm được việc lại không nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là trong quá trình học, các học viên không xác định rõ hướng nghề nghiệp của mình, chỉ học lí thuyết chung chung.
Hưng "khuyên" các sinh viên lập trình trong quá trình học nên nghiên cứu chuyên sâu những chuyên đề nhất định, tránh tình trạng "tham lam", cái gì cũng học nhưng không cái gì chuyên sâu, khi ra trường phải mất một thời gian khá dài học việc mới làm việc được.
Ông Nguyễn Võ Minh Khoa, Giám đốc công nghệ công ty E-game cho biết: 4 tháng đăng tin tuyển dụng lập trình viên game mà không có hồ sơ; có những lúc có quá ít hồ sơ để doanh nghiệp lựa chọn, gặp được người nào khá khá là... lấy ngay. Thu nhập của lập trình viên game ở các công ty game hiện nay ở VN không có sự chênh lệch do các công ty phải cạnh tranh gay gắt về nhân sự. Mức thu nhập được tính theo năng lực nhưng thông thường từ 400-500 USD/tháng, những người có kinh nghiệm khoảng 1.000 USD.
Tuyển lập trình viên game ở Hà Nội khó hơn ở TP. Hồ Chí Minh. Những lập trình viên ở Hà Nội biết khá nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau nhưng không chuyên về C/C++, C# và đặc biệt là không biết nhiều về game, ông Khoa tâm sự.
Nguyễn Khánh Trung, Giám đốc Trung tâm game miền Nam, Công ty VNG cho biết: Thu nhập khởi điểm của của LTV game từ 400-500 USD; với trình độ cao hơn (senior) tới 1.000 - 2.000 USD, tuy nhiên, rất khó tuyển dụng. Nguồn nhân lực của VNG được tuyển dụng từ những người thích chơi game, các kĩ sư phần mềm, sinh viên năm cuối học lực khá Bách khoa, Học viện Kĩ thuật quân sự, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông...
Những "sinh viên" mới được quy tụ về VNG sẽ được đào tạo các kĩ năng, xây dựng những dự án nhỏ trong khoảng 2 tháng. Sau những khoá này, nhiều bạn có sức bật lớn, thậm chí nhiều bạn lúc đầu chưa từng chơi game nhưng qua đây đều gắn bó, muốn ở lại làm game, Trung cho biết.
Ngôn ngữ lập trình phổ biến trong Game là C/C++, C#, trên các thiết bị di động có thêm Java, với iPhone có thể dùng Objective C, Ruby... Ngoài ra, làm game phải giỏi về thuật toán, các môn tự nhiên như toán, lí, thích game, thích nghiên cứu về game.
Ông Trương Xuân Nam, Giám đốc trường đào tạo lập trình viên Quốc tế Hanoi Aptech cho biết: Lập trình game tương đối khó, đòi hỏi kĩ năng lập trình tốt hơn so với nhiều ngành lập trình khác. Các lập trình viên phải giỏi ngôn ngữ lập trình được sử dụng để phát triển trò chơi, thêm vào đó phải hiểu rõ các thiết bị mà người chơi game sử dụng, như vậy mới có thể khai thác được hết các tính năng của máy chơi game.
Nói tóm lại, để làm LTV game tốt thì cần giỏi cả phần cứng, phần mềm và có sự hiểu biết sâu về hệ thống.

Việt Nam sẽ đào tạo lập trình game?

Theo các chuyên gia về đào tạo, trong khi trên thế giới có khá nhiều học viện đào tạo về thiết kế, lập trình game, một số trường ĐH có khóa học làm game cũng như nghiên cứu các khía cạnh về game đối với xã hội.
Còn trong hệ thống đào tạo CNTT ở Viêt Nam hiện nay, manh mún một vài cơ sở đào tạo về lập trình cho thiết bị di động, thiết kế hoạt hình 2D, 3D, chưa có cơ sở nào triển khai chương trình chuyên cho LTV làm game.
Từ năm 2007, Học viện CNTT NIIT đã trở thành đơn vị tiên phong tại Việt Nam trong việc thực hiện Chương trình đào tạo lập trình game với thời gian học 24 tháng, môn thi trắc nghiệm tư duy logic & tiếng Anh.
Ông Trương Xuân Nam cho biết: Hiện Hanoi-Aptech đang phát triển một chuỗi các môn học liên quan đến lập trình game và thiết bị di động. Dự kiến cuối năm 2010 mới có thể triển khai đào tạo.
Một trong những lí do của việc chưa có chuyên đề riêng cho game vì mục đích đào tạo của Hanoi-Aptech nhắm đến đa số các LTV của ngành CNTT chứ không riêng cho một lĩnh vực cụ thể nào.
Tuy nhiên, thời gian sắp tới một số nền tảng di động sẽ phát triển mạnh và thay thế dần cho PC, vì vậy việc chuyển dần sang game và thiết bị di động là phù hợp với thực tế, ông Nam nhận định.
Theo VietNamNet

Saturday 7 August 2010

Ý tưởng FAMI

Nơi đây ghi lại những ý tưởng của các thành viên FAMILUG và sẽ được lựa chọn để đưa vào thực hiện.

1. FAMIWIKI - Mr.Cu
- Status : bắt đầu (07-08-10)
- Processed by: FamiHug & YoyoLove & Mr.Cu
- Knowledge Requirement: Kiến thức về host, quản lí website, nghịch lung tung, thông tin về FAMI

2.....


Cont

Wednesday 4 August 2010

[Python] Bài tập 1: Viết chương trình in ra n số đầu tiên trong dãy Fibonacci

Vừa thấy bài này trong quyển TRR. Nhưng trong ấy nó dùng hàm có sẵn rồi. Còn ở đây mình dùng những gì đã học về python tự thiết kế thuật toán và viết chương trình.

Đề bài: Viết chương trình in ra n số đầu trong dãy Fibonacci.

PS: dãy fibonacci là dãy số tự nhiên có số sau là tổng của 2 số liền kề trước nó:
0 1 1 2 3 5 8 13 21 34 .....

Dãy trên là kết quả khi cho n = 10.
Use your head now!

Gửi bài giải qua comment nhé. Đang không tập trung đc @@. Mai nghĩ.......
(Không chơi search nhá, tự làm :-j )

25-12-2012: UPDATE
do bài này đã "bị" xem quá nhiều nên tớ update các kết quả đúng ở đây để tránh gây ảnh hưởng xấu đến người đọc :D


[Python] Sử dụng python như 1 chiếc máy tính

Bài viết này là bản dịch sơ lược từ Python tutorial

Đây sẽ là 1 bài hướng dẫn sử dụng python như 1 cái máy tính (cộng trừ nhân chia).

Chế độ này gọi là: Interactive Mode (làm việc với python theo kiểu tương tác)

Sau khi cài python trên Windows (Ubuntu đã cài sẵn), mở cmd hoặc terminal (bài này sử dụng python2), gõ
python
Màn sẽ hiện như sau:

 
Gõ vào 2+2
>>> 2+2
4
Từ đây trở đi, những gì sau ">>>" là phần mình gõ vào, dòng tiếp theo không có gì đứng trước là kết quả Python trả về sau khi chạy code mình đã gõ.
>>> # This is a comment
... 2+2
4 
>>> (50-5*6)/4
5
Chia 7/3 : sẽ có kết quả làm tròn đến số integer (nguyên) bé hơn
VD: 2,5->2 |||| -2,5 -> -3
>>> #chia
... 7/3
2
>>> 7/-3
-3
Gán giá trị cho biến rồi tính: vd height=5 width=4
>>> width = 4
>>> height = 5
>>> width * height
20

Gán cho x = y =z =0 rồi hiện từng giá trị x,y,z
>>> x = y = z = 0 # Zero x, y and z
>>> x
0
>>> y
0
>>> z
0
Biến nào không gán giá trị trước mà mang ra dùng thì sẽ bị lỗi!
>>> # try to access an undefined variable
... n
Traceback (most recent call last):
File "", line 1, in
NameError: name 'n' is not defined
Hỗ trợ cả phép tính với floating point(dấu chấm động - số thập phân)
>>> 3 * 3.75 / 1.5
7.5
>>> 7.0 / 2
3.5
giá trị trả về sau mỗi phép tính sẽ được gán vào biến "_". Trong ví dụ này là kết quả
của phép tính price * tax được gán vào _ 
>>> tax = 12.5 / 100
>>> price = 100.50
>>> price * tax
12.5625
>>> price + _
113.0625
>>> round(_, 2) # làm tròn đến sau dấu phẩy 2 chữ số
113.06
Hỗ trợ tính toán với số phức (Complex numbers) gồm phần thực và phần ảo.
Cái này đi thi đh thì sướng phải biết :))
>>> 1j * 1J
(-1+0j)
>>> 1j * complex(0,1)
(-1+0j)
>>> 3+1j*3
(3+3j)
>>> (3+1j)*3
(9+3j)
>>> (1+2j)/(1+1j)
(1.5+0.5j)

In ra màn phần thực và phần ảo: 
>>> a=1.5+0.5j
>>> a.real
1.5
>>> a.imag
0.5
Dùng lệnh abs(biến) để tính module của số thực (magnitude - độ lớn)
>>> a=3.0+4.0j
>>> abs(a) # sqrt(a.real**2 + a.imag**2)
để thoát: gõ lệnh quit()
(hoặc nhấn phím ctrl D)

Hết.
Edited 2016/08/19