New FAMILUG

The PyMiers

Friday 30 December 2011

FAMILUG1 và FAMILUG2

Đó là ý tưởng lúc tắm :))
2 đội FAMILUG đi tham dự "trò chơi nghiên cứu khoa học" của khoa bắt đầu mở họp vào ngày 03/01/2012. Một cuộc thi kỳ lạ từ việc thông báo cho sinh viên qua 1 con đường chẳng chính thống  ! phải chăng là cuộc thi bí mật :))

Tớ đề xuất thành lập 2 đội FAMILUG. Nếu viết tắt là F(uck)M(y)L(ife) thì cũng đc :))
FML1 : tham gia đề tài tóan
FML2 : tham gia đề tài tin.

Vì sao nên tham gia?
1. Không mất gì cả
2. Đi thi là có giải :))

Đôi số 1 đề cử Hiệp Leo làm đội trưởng. Ai đồng ý giơ tay?
Đội số 2 đề cử Hải déo làm đội trưởng. Ai phản đổi giơ tay :))

cm đăng ký để t3 các đội trưởng còn đi họp :D

Tự học

Ngồi chờ tiêu cơm đi tắm...

Tự học - niềm tự hào của số ít, nỗi khiếp sợ của số đông.
Tự học có thể được xem là 1 kỹ năng "mềm".
Tự học là cần thiết, là thiết yếu.

....

Thế nhưng đừng nhầm lẫn:
Mình tự học thì mình giỏi hơn người ta. Đừng giữ thái độ "đóng" với việc đi "học thầy".

Người ta chỉ quan tâm đến kết quả, còn quá trình thế nào chỉ mình bạn biết.
Nhà tóan học Nga nghèo tự học tự làm để giật 1 giải Field rồi ko lấy tiền... cũng chỉ được vinh danh ngang với Nhà toán học của ta được học trong môi trường tuyệt vời từ bé, ông cũng được giải Field.

Khác biệt chỉ thực sự là giá trị khi nó tạo ra giá trị!

Đề thi Lập trình hướng đối tượng

Sinh viên được phép mang tài liệu (đến lúc thi mới biết, có thằng mở cả laptop)

Câu 1: (3 điểm) Tính bao đóng (encapsulation) trong LTHĐT là gì. Tầm quan trọng của tính bao đóng. Nêu 1 VD minh họa

Câu 2: (4 điểm) Viết lớp String để biểu diễn 1 chuỗi kí tự . Trong lớp String dùng thành phần dữ liệu kiểu char* để biểu diễn nội dung chuỗi. Lớp String cần có các hàm thành phần sau:
  • Hàm tạo không tham số
  • Hàm tạo một tham số là 1 chuỗi kiểu char*
  • Hàm tạo sao chép (thực hiện Deep Copy)
  • Toán tử gán một String cho một String
  • Toán tử + để nối nội dung hai String
  • Hàm Display() để hiển thị nội dung String
  • Hàm hủy

Câu 3 (3 điểm): Viết lớp Stack để biểu diễn một ngăn xếp các String, trong lớp Stack có các hàm thành phần void Put(String *) (chỗ này đề nó ghi nhầm là Pop) và String Pop. Yêu cầu dùng danh sách móc nối để biểu diễn Stack.

Friday 23 December 2011

Này thì Mô hình Ngẫu nhiên.

Trình bày hơi lằng nhằng nên tớ không post bài làm lên web, thay vào đó tớ làm thành file pdf và upload ở đây: http://www.mediafire.com/?mwlu51a4oaxdwxc

Wednesday 21 December 2011

Này thì Matlab 8->

Đây là đề giữa kì năm trước nhé . Theo thầy phổ biến thì đề thi cuối kì năm nay y xì như này thôi nên các chiến sĩ cứ thế mà chén nhé >:)

Câu 1: Phép tính ma trận. ( 2 đ)
Tạo 2 ma trận A và B :

Thực hiện :
- Tính C = A+B
- Tính E = A*B
- Tính det A
- Tính min của A.
Giải
>> //Tạo 2 ma trận :
A = [ 3 1 2 ; 1 3 1 ; 2 1 3 ] (nhập vào theo từng hàng 1)
B = [ 1 3 1 ; 3 1 3 ; 1 3 1 ]
>> C = A+B
>> E = A*B
>> det (A)
>> min(min(A))

Câu 2 : Sử dụng Symbolic (4đ)
a/ Tính đạo hàm của hàm :
f = exp(2x) + sin(x) - x^3
b/ Tìm nguyên hàm của hàm :
g = y^3 - sin(y) + 2 cos(y)
c/ Tìm nghiệm của đa thức :
P = x^4 - 2x^3 + 3x - 2
d/ Giải hệ gồm 3 pt :
6x^2 + 13y + 4z^2 = 15
4x^2 - 56y + 3z = 3
10x + 4y^2 - 4z = 7

Giải
>> syms x
f = exp(2*x) + sin(x) - x^3
diff (f)
>> syms y
g = y^3 - sin(y) + 2cos(y)
int (g)
>> syms x
P = x^4 - 2x^3 + 3*x - 2
solve (P)
>> syms x y z
F1 = 6*x^2 + 13*y + 4*z^2 - 15
F2 = 4*x^2 - 56*y + 3*z - 3
F3 = 10*x + 4*y^2 - 4*z^2 - 7
[ x, y, z ] = solve (F1, F2, F3)

Câu 3 : Các lệnh trong Matlab (2đ)
Sử dụng vòng lặp "For - End" tính tổng:
X = tổng xích ma của (1/3^i)
Giải
>> X = 0
>> for i = 1:1:10
X = X + 1/(3^i)
end

Câu 4 : Đồ thị (2đ)
Cho 2 hàm số sau :
f = 3t^2 + 2t - 0,5
g = 2tcos(t)
Vẽ đồ thị của 2 hàm số theo biến t, trong đó t biến thiên từ 0 đến 10, với bước nhảy 0,5 trên cùng 1 figure như sau :
- Đồ thị f với màu xanh nước biển và kí tự 0 , đồ thị của g với màu đỏ và kí tự *
- Viết title cho đồ thị và label cho các trục tọa độ.
Giải
>> t = 0 : 0,5 : 10
>> f = 3*t.^2 + 2*t - 0,5
>> g = 3*t.*cos(t)
>> plot (t, f, 'b0', t, g, 'r*')
>> title('Do thi cua 2 ham so f và g')
>> xlabel('Truc hoanh')
>> ylabel('Truc tung')


Saturday 17 December 2011

Các lỗi thường gặp khi lập trình C

đang thu thập thêm thông tin để viết bài...
 ai gặp lỗi nào nhiều nhất thì cm vào để tớ update. Hè hèè

Bài này Mr.Thồn phụ trách. Hãy chờ xem :))

Đề hệ mờ k47 - hàng độc :))

Thằng nào giải chi tiết cho lên đi :D


Friday 16 December 2011

Sửa nhanh dòng lệnh bạn gõ sai

Bạn gõ sai 1 câu lệnh rất dài và giờ… hì hục gõ lại?
Đửng! đó là một trong những điều bạn có thể mà không nên làm nhất khi dùng Linux. Đừng cố “tỏ ra chăm chỉ”, vì máy tính sinh ra vốn để giúp chúng ta lười biếng! Hãy làm theo cách sau.
hvnsweeting@hvnbox:~$ veo hehe
veo: command not found
hvnsweeting@hvnbox:~$ ^veo^vim
vim hehe
hvnsweeting@hvnbox:~$ ^hehe^hoho
vim hoho
hvnsweeting@hvnbox:~$
nhìn vào đoạn lệnh bên trên, bạn có thể dễ dàng hiểu nó làm gì. Bạn chỉ việc gõ phần mình đánh sai và từ khóa thay thế cho nó ở dạng ^từ_sai^từ_thay_thế
ngay sau câu lệnh lỗi của bạn là mọi chuyện lại êm đẹp như không có gì :D
Có thể bạn là người chăm chỉ, nhưng đừng chăm chỉ một cách mù quáng \:d/

http://f2vn.wordpress.com/2011/12/16/s%e1%bb%ada-nhanh-dong-l%e1%bb%87nh-b%e1%ba%a1n-go-sai/

Wednesday 14 December 2011

[HĐMT] Mạng mẽo (XONG)

Nào hỏi đâu đáp đấy :D
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Added by HVN
Tổng kết:
Số mạng con (subnet) = 2^ (số bit ở Netid đi mươn) - 2. Trong bài này là 2^9 -2 = 510
Số host trên mỗi subnet = 2^(số bit ở HostID) - 2. Trong bài này là 2 ^ 7 - 2 = 126.

Go Linux way...

Có rất nhiều bạn hỏi làm thế nào để t học được Linux, trông nó thật là phức tạp...
Và nếu có định làm FAQ cho bất kỳ diễn đàn Linux nào thì câu hỏi này nên đặt lên đầu tiên: Làm thế nào để học cách dùng hđh nhân Linux?
Hỏi: Vừa hỏi xong
Trả lời: Cũng như nhiều thứ khác, có rất nhiều cách để bạn học. Học từ sách vở, học bằng các bài hướng dẫn, học bằng trải nghiệm, tìm kiếm giải quyết các vấn đề cần thiết. Sau đây là 1 cách (nhớ rằng có thể bạn tốn một chút công sức... nhưng nó đáng!) :

http://www.corntab.com/pages/getting-started-with-linux

Chú ý rằng ở đây nói đến việc "học dùng Linux thực sự", đã nói đến Linux, phải nói đến CLI (môi trường dòng lệnh). Còn nếu bạn chỉ LibreOffice văn bản, Firefox lướt web, Pidgin chat chit, Movie Player nghe nhạc thì ko có gì phải học cả. Dùng luôn :))

[HĐMT] Bài tập chia mạng máy tính (sưu tầm) (XONG)

Bài 1. Cho biết địa chỉ broadcast của subnet 131.18.7.0/255.255.255.0


- Đây là địa chỉ lớp B, nhưng do subnet mask l 255.255.255.0 do vậy dùng 3 octet đầu làm địa chỉ Net, octet cuối làm địa chỉ Host. Mặt khác địa chỉ Broadcast là địa chỉ quảng bá, tức là lấy địa chỉ mạng gộp với địa chỉ Host bật hết là 1. Do vậy ta có địa chỉ Broadcast của địa chỉ đã cho là: 131.18.7.255


Bài 2. Cho địa chỉ mạng: 203.162.100.0 / 255.255.255.0. Chia địa chỉ trên thành 5 subnet hợp lệ. Ghi ra 5 subnet đó và số host tối đa của một subnet.


Tuesday 13 December 2011

[HĐMT] Mạng máy tính (Update TCP)

Ai có thắc mắc gì thì hỏi. Chắc ai cũng nhờ Hiệp làm 1 bài mẫu về chia mạng chia máy rồi 8->

HÌnh thức thi: trắc nghiệm 80, tự luận bài tập 20.


Tóm tắt qua cho ai lười học thì đọc :))

Sunday 11 December 2011

Thêm phím tắt trong GNOME2

 Thêm 1 phím tắt, năng suất gấp 2 :D
http://f2vn.wordpress.com/2011/12/11/them-keyboard-shortcut-tang-nang-su%e1%ba%a5t-tren-gnome-2/

Điều làm nên sự tuyệt vời của mã nguồn mở chính là bởi người dùng có thể tự do tùy biến các ứng dụng.Thay đổ phần mềm cho phù hợp với yêu cầu của bạn sẽ khiến mọi thứ trở nên hiệu quả hơn. Trong bài này tôi sẽ hướng dẫn cách thêm các phím tắt vào GNOME 2. GNOME 2 hiện  là desktop phổ biến nhất trên các hệ điều hành nhân Linux, trong bài này tôi dùng Ubuntu 10.10.

Trước hết bạn cần hiểu cái gì quản lý các keyboard shortcut của bạn?
đó chính là window manager – trình quản lý cửa sổ. Với GNOME, đó là metacity.
Gõ vào terminal dòng lệnh sau để mở cửa sổ config của GNOME:
hvnsweeting@hvnbox:~/bin$ gconf-editor

Bash - completion: gõ lệnh mỏi tay

Sức mạnh của các hệ điều hành Linux-based sẽ trong tay bạn khi bạn làm chủ một linux-shell (vd: bash là phổ biến nhất, ngoài ra có ksh, zsh, csh ...).
Số câu lệnh, chương trình trên shell là rất nhiều, có thể nói không thể nhớ hết. Để hỗ trợ người dùng trong việc gõ câu lệnh trên shell, hầu hết các shell đều có chức năng auto-complete. Nghĩa là bạn chỉ cần gõ 1 phần câu lệnh rồi nhấn tab để nó hoàn thành nốt câu lệnh. Nếu bạn muốn đến thư mục documentstalacument thì bạn chỉ cần gõ docu rồi nhấn tab. Thật đơn giản !
Nếu bash shell của bạn chưa bật chế độ này, hãy chỉnh lại như sau:
vào file /etc/bash.bashrc hoặc /etc/profile hoặc ~/.bashrc rồi bỏ comment ở dòng bôi đỏ phía dưới đi

# enable programmable completion features (you don't need to enable
# this, if it's already enabled in /etc/bash.bashrc and /etc/profile
# sources /etc/bash.bashrc).
#if [ -f /etc/bash_completion ] && ! shopt -oq posix; then
#   . /etc/bash_completion
#fi


hầu hết các distro hiện tại đều đã bỏ comment sẵn dòng này nên bạn cứ thế mà "tab mỏi tay" thôi :D

Friday 9 December 2011

Cho tôi một vé đi "không gian tưởng tượng "

Nay ngó thấy cái hội đồng GS K53, nảy ra 1 ý tưởng mới :))
Bởi những ng like page là bạn bè của 5,6,7 người trong nhóm. Nếu tụ tập vào biết đâu lại có đứa nào vồ lấy nhau. Sau mà offline 1 vụ các bạn làm quen có vẻ hợp lý, trong đấy chỉ mới vote trà đá thôi, nhưng tương lai là rất hứa hẹn :D

Thursday 8 December 2011

Something new: Appspot!

Blogspot thì ai cũng biết.
Appspot thì bây giờ mọi người biết!
cũng là dịch vụ của google nhưng ko phải để làm blog mà để mọi người dùng làm host cho phần mềm (web) của mình.
Các ngôn ngữ được hỗ trợ: Java , Python, GO

https://appengine.google.com
hoặc appspot.com

Sưu tầm blog của các thầy trong khoa

Lại chán học :)) tên thế có phải hay không :))

Đây là vài blog của các thầy khoa mình tớ nhặt đc:
Bùi Công Cường - thầy dạy hệ mờ, blog ko có gì nhiều
http://buicongcuong.wordpress.com/

Lê Chí Ngọc - thầy dạy TRR, khai phá dữ liệu, đại số... blog có các "tổng quan môn học"
http://lechingoc.wordpress.com/

Nguyễn Phương Anh - cô dạy ĐKTƯ
http://nguyenphuonganh.org/

Thông tin về các thầy cô trong khoa :D
http://fami.hut.edu.vn/index.php?option=com_content&view=section&layout=blog&id=16&Itemid=288&lang=vi

[HĐMT] Phân tích chuỗi thời gian (XONG)

Ai có thắc mắc gì thì cứ hỏi. Vài điều cần nhớ: Epsilon không tương quan với quá khứ của X.

Friday 2 December 2011

Something new

http://www.security-class.org/

In this class you will learn how to design secure systems and write secure code. You will learn how to find vulnerabilities in code and how to design software systems that limit the impact of security vulnerabilities. We will focus on principles for building secure systems and give many real world examples. In addition, the course will cover topics such as:

Thursday 1 December 2011

[HĐMT] CSDL (XONG)

Chuyên mục hỏi đáp mùa thi mở ra giúp các bạn dễ dàng trao đổi các vấn đề và cùng nhau ôn tập. Lí do lại có mục này?
vì các bạn thích ngồi máy tính hơn ngồi bàn học và được nghỉ, trời rét ... việc đi lại sẽ khó khăn.
Đây là đoạn ngắn tớ tk môn CSDL, và vài câu hỏi chưa có câu trả lời:

Lịch thi cuối kỳ nhé mọi người !

8/12 - Cơ sở dữ liệu - Kíp 3 - D3,5-201
13/12 - Chuỗi thời gian - Kíp 2 - D3,5-201
15/12 - Hệ thống mạng máy tính - Kíp 2 - D3,5-401
20/12 - Hệ mờ - Kíp 2 - TC 312
22/12 - Phương pháp sai phân - Kíp 2 - D3,5-201
23/12 - Matlab - Kíp 1 - D3,5-201
27/12 - Mô hình ngẫu nhiên và ứng dụng - Kíp 2 - D3,4-202

Tuesday 29 November 2011

Something new....

HTML5 - right now!
mình ít có cơ hội viết HTML vì hiếm khi làm web nên ko động vào HTML. Giờ HTML5 đã phổ biến, nếu có cơ hội nào là phải dùng ngay :x . Ai cũng biết HTML, nhưng chưa ai ở đây biết về HTML5 ? úp dết chậm quá :( PS thêm: Flash đã chính thức coi như chết rồi :))

http://tympanus.net/codrops/2011/11/24/top-10-reasons-to-use-html5-right-now/comment-page-1/#comment-286494


Khi JVM không chỉ còn là máy ảo phục vụ mình Java nữa, hàng chục ngôn ngữ có thể chạy trên JVM từ Python, Ruby đến Scala, Groove ... Bạn có thể tự tạo cho mình một ngôn ngữ riêng ?
Viết 1 compiler bằng PHP
http://www.codediesel.com/php/building-a-simple-parser-and-lexer-in-php/


Monday 28 November 2011

Something new....

Regexp:-

Regular Expression

http://www.regular-expressions.info/tutorial.html

Nếu ko lập trình, có lẽ bạn chả bao giờ nghe đến cụm từ này.
Nếu chỉ 'hello thồn', bạn cũng còn lâu mới biết đến nó.
Regexp như 1 trò chơi trí tụê mà ứng dụng của nó vô cùng lớn :D. Nghịch regexp cũng rất thú vị. Ai có hứng thú thì tự chơi :))


What Regular Expressions Are Exactly - Terminology

Basically, a regular expression is a pattern describing a certain amount of text. Their name comes from the mathematical theory on which they are based. But we will not dig into that. Since most people including myself are lazy to type, you will usually find the name abbreviated to regex or regexp. I prefer regex, because it is easy to pronounce the plural "regexes". On this website, regular expressions are printed as regex. If your browser has proper support for cascading style sheets, the regex should be highlighted in red.

Thursday 24 November 2011

Tập hợp code giải các bài tóan môn Lập trình tính toán

Tớ sẽ tập hợp tất cả vào bài post này để mọi người tiện theo dõi và tiện cho ôn thi. Code này share public trên github mọi người nếu thích đều có thể sử dụng và thay đổi tùy ý... Rất đánh giá cao những ai đóng góp các lời giải của mình để tạo thành 1 thư viện code MATLAB, bọn khóa sau có học thì biết mình dốt thế nào để nó còn giỏi hơn :D

(Hiện tại tớ dùng Octave nên cú pháp có hơi khác MATLAB 1 tẹo và không giải được các bài cần tính đạo hàm tích phân)

Giải hệ PT bằng PP lặp đơn, tính nghiệm sau k lần lặp:
https://github.com/hvnsweeting/l3t/blob/master/phuongPhapLapDon.m

Giải HPT bằng PP lặp Seidel, tính nghiệm sau k lần lặp:
https://github.com/hvnsweeting/l3t/blob/master/lapSeidelHPT.m

Giải HPT bằng PP Jacobi, tính nghiệm sau k lần lặp:
https://github.com/hvnsweeting/l3t/blob/master/jacobiHPT.m

Ai có code cứ paste và phần comments. Tớ sẽ tập hợp lại và update
https://github.com/hvnsweeting/l3t/

Wednesday 23 November 2011

Something new...

Dưới đây là danh sách các lớp học online của Standford sẽ mở trong tháng một và tháng 2 năm 2012:

http://www.reddit.com/r/aiclass/comments/mffam/stanford_pushes_some_cool_new_online_classes_in/


Saturday 19 November 2011

Sinh viên chuẩn toán tin :D

Thế nào là sinh viên chuẩn toán tin (FAMI/SoAMI)?
thử chém gió buổi sáng nhé:
Giả sử 1 sinh viên khá, học đủ hiểu ở mức khá tất cả các môn từ ngày vào trường và học tóan tin. Sau đây là những gì cậu ta biết:
1. Toán cao cấp, ôtômat
DS: Hiểu về lý thuyết đại số, các tính chất ma trận, điều kiện có nghiệm của hệ ĐS tuyến tính.
GT123: Tính tích phân đạo hàm, biến đổi các chuỗi số => có thể tính diện tích, thể tích 1 khối bất kỳ, có thể tính toán cụ thể các giá trị đạo hàm tích phân bằng lập trình.
Ôtômat: cái này ko học nên ko biết gì =.=

2.  Vật lý đại cương
Hiểu về các hiện tượng vật lý trong kỹ thuật, kết hơp với giải tích để giải tất cả các bài toán kỹ thuật ...

Something new...


JavaScript là thứ tuyệt vời nhất cho ai làm web. Và cho cả những ai thích những ngôn ngữ đa năng như nó: vừa đứng bên server, vừa đứng bên client. Ai hỏi ngoài web ra JS còn làm đc gì? JS đã từng được 1 hacker dùng để viết lại linux chạy trực tiếp trên web, theo tớ từng dùng thì nó còn viết shell cho MongoDB... ti tỷ tì ti :D
=> Cho thồn: theo ngta quảng cáo bảo link này hay :)) ko kiểm nghiệm. Làm web thì túm ngay JS node.js và HTML5 mà chơi :x
http://jqfundamentals.com/




Friday 18 November 2011

MATLAB : Thuật toán chia đôi .

function s = solve_equation (f, a, b, e)
while abs ( subs(f, a) * subs(f, b) ) > 2*e
half = ( a+b )/2 ;
if ( subs(f,a) * subs(f, half) ) <= 0
b = half ;
else
a = half ;
end
end
s = a;

Tuesday 15 November 2011

Tản mạn quanh Linux

Tiếp tục cho series :
http://www.familug.com/2011/09/why-ubuntu-and-other-linux-based-oses.html

Với những máy mới thì driver không phải là vấn đề, nhưng với các máy đã cũ không còn driver, khó tìm thì driver lại là vấn đề sống còn. Ưu điểm nữa của Linux là tích hợp sẵn driver nên ta không cần phải cài driver sau khi cài đặt (trừ card màn hình thường phải cài thêm hoặc active bằng Addition driver)

Phần mềm tớ thích nhất trên Linux: Vim - một editor "kì dị" :x
Dùng nhiều nhất cũng là thích nhất - từ bé đến giờ chưa dùng cái editor nào nhiều như thế :)) nhiều hơn cả ngày xưa dùng word :D .

Friday 11 November 2011

Something new...

 Sau 6 năm, Linux Mint đã sóan ngôi của Ubuntu và đứng đầu top distro trên distrowatch - thủ phạm có lẽ chính là Unity.
http://distrowatch.com/
 
Một kỹ thuật để "overview" - xem qua một file code. Đưa ra những đánh giá tổng quan về chương trình C, Java... rất thú vị.

http://c2.com/doc/SignatureSurvey/

Tuesday 1 November 2011

Need to be solved!

Tập hợp những vấn đề cần được giải quyết và viết thành bài viết - cho những người muốn viết mà không biết viết cái gì.


- Gửi broadcast như thế nào? chương trình demo?
- Giải thích việc chặn vào facebook, và ảnh hưởng sau khi đổi file host, thay DNS
- Giải thích nguyên lý hoạt động của netcut và anti-netcut
- Giải thích cách crack WEP
- Hướng dẫn thiết lập mạng kết nối máy thật - máy ảo - máy ảo...
- Chương trình in ra 1 dòng chỉ % load - nghĩa là không nhảy linh tinh, mà nó chỉ thay số 1% thành 2%.... tại 1 dòng loading...x% thôi.
.... còn tiếp và update theo yêu cầu của các bạn.

Saturday 29 October 2011

Lật mặt nạ mạng (phần 2)

2. 0 và 255
như đã cảnh báo trước, phần này ta sẽ giải quyết sòng phẳng vấn đề 0 và 255 đã đi đâu?

255 được sử dụng cho "broadcast". Ta thường hay được nghe xxx.xxx.255.255 là địa chỉ broadcast, và ta cũng nhắc lại như con vẹt "nó là địa chỉ broadcast". Vậy broadcast là gì?
broadcast là một tin nhắn (message) mà bạn muốn tất cả các máy cùng mạng (network) với mình nhìn thấy.
 

Whao... something new

Đạp các máy khác ra khỏi mạng wifi mình đang dùng. Làm sao làm được vậy?
http://lifehacker.com/5853775/kick-other-devices-off-a-wi+fi-network-with-wifikill-on-android

Netcut ai cũng biết, nó hoạt động thế nào?
http://serverfault.com/questions/125585/how-does-netcut-work
http://bill2t.blogspot.com/2009/09/how-netcut-work.html

dạo chơi với cái tên anonymous...
http://lifehacker.com/5854203/how-to-create-a-fake-identity-and-stay-anonymous-online
tất cả đều do sự yếu kém trong bảo mật...
những điều này là rất THỰC TẾ trong lúc bạn đang học môn mạng máy tính. Các bạn cùng comment và viết bài để đời thôi :x

Thursday 27 October 2011

Lật mặt nạ mạng (phần 1)

(Giật tít rất mạnh :)) )


Tớ không viết dài, không viết dai, không viết dại.
Viết đủ để mọi người hiểu về cách phân chia, cấp phát sử dụng địa chỉ IP như thế nào, không còn j là mông lung cả. Nắm rõ ý tưởng của vấn đề.

Arpanet là tổ chức nổi tiếng nhất về mạng TCP/IP.


Địa chỉ IP là những số nhị phân dài 32-bit = 4 bytes và được viết như 4 nhóm, mỗi nhóm tương ứng với 1 byte. Gọi 1 nhóm này là 1 octet (nhóm 8-bit).
ABC.DEF.GHI.JKL

Đề Matlab năm ngoái



Đề thi Giữa kì hum cô cho làm thử thì phải , ai làm rồi hay còn nhớ làm lại cho t xem vs nhé ;)

Nếu làm lại từ đầu...

Loạt bài viết này sẽ ghi lại những suy nghĩ, truyền lại những kinh nghiệm cho những SV khóa sau. Sẽ giả tưởng mình là hiệu trưởng trường BK... và chắc chắn sẽ đủ dài để làm The ultimate guide to BK :))


0. Điều trước điều đầu tiên tôi muôn làm là : dạy lịch sử tự hào của trường BK cho sinh viên. Kể chuyện về thầy Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Lê Thanh Nghị làai? tại sao lại được lấy làm tên đường, thư viện..., những câu chuyện không phải để khoa khoang mà  phải là những câu chuyện truyền cảm hứng cho sinh viên.


1. Điều đầu tiên tôi muốn là đưa ra khái niệm Kỹ sư thật rõ ràng cho các sinh viên vừa vào trường. Để họ không bị hoang mang, biết mình là ai và sẽ thế nào.
http://cntt.tv/nodes/show/21

... tắm đã, rảnh viết tiếp :))

PS: ngẫm lại, biết đâu mình hợp với nghề giáo :)) 

Tuesday 25 October 2011

Mạng máy tính subnet mask,subnetting

Với các class giống y nhau nên mình sẽ trình bày trên class B
Class B đã sử dụng 16 bit đầu tiên :
Dạng dec: 255.255.0.0
Dạng bin:11111111.11111111.00000000.00000000
Bài toán đặt ra tìm subnet mask và chia mạng con cho m máy(subnet con)
Đầu tiên ta tìm n sao cho 2^n>m đấy chính là số bit cần mượn thêm này
Thay n số 0 kể từ bit thứ 17 thành 1 >> đc subnet mask dạng bin 11111111.11111111.1...10....0
phần tô đỏ là gồm n số 1 rồi đổi dạng bin >> dec đc subnet mask
chia mạng con nè giả sử hót ban đầu x.x.0.0 chuyển sang nhị phân
bbbbbbbb.bbbbbbbb.00000000.00000000
bắt đầu chia : b.b.00...00000 (n số 0 đỏ)
mạng con đầu tiên :b.b.00....00010...0 (số 0 đỏ cuối ở trên chuyển thành số 1 )> đổi sang dạng Dec lưu ý dấu chấm là ngắt 1 số nha
mạng con thứ 2 là :b.b.00...00100...0 (tìm số 0 đỏ gần nhất từ trái sang thay nó bằng 1 và nhữn số 1 đỏ trước nó thay = 0 của mạng con thứ nhất) >> đổi sang Dec.
mạng con thứ 3 là : b.b.00...00110...0 >> đổi sang Dec
mạng con thứ 4 là : b.b.00...01000...0>> đổi sang Dec
mạng con thứ 5 là : b.b.00...01010...0>> đổi sang Dec
mạng con thứ 6 là : b.b.00...01100...0>> đổi sang Dec
...........................................................................................
..............................................................................................
mạng con cuối là: b.b.11..11100...0
song phần chia mạng nha :D
còn subet range . hnao rảnh cho lên .bỗng dưng thấy mỏi :))

Saturday 22 October 2011

Tìm kiếm string với grep

grep là một công cụ rất quan trọng trong linux. Nó giúp lọc ra thông tin bạn cần trong hàng đống ngổn ngang dữ liệu. Nó là công cụ không thể thiếu với bất cứ ai dùng Linux bằng các dòng lệnh và đặc biệt quan trọng với các lập trình viên bởi nó là công cụ tìm kiếm "hướng dòng" (line-oriented). Kết quả trả về sẽ là những dòng text thỏa mãn điều kiện tìm kiếm

Sử dụng grep rất đơn giản:
grep 'tu_khoa' ten_file1 ten_file2 ten_file3
hay sử dụng chức năng pipeline của shell để lấy đầu vào:
cat hehe.txt hoho.c | grep 'return'

Dưới đây là cách dùng các phép OR, AND, NOT với grep:

OR: tu_khoa_mot hoặc tu_khoa_hai
grep -E 'tu_khoa_mot|tu_khoa_hai' file

-E (extended regexp)

Sunday 16 October 2011

R.I.P Dennis Ritchie

 Tin Dennis Ritchie mất đã được đăng nhiêu ngày trên mạng. Nhưng nay tớ vẫn viết 1 bài để tưởng nhớ người đã tạo ra ngôn ngữ C đồng thời là developer chính phát triển UNIX

Với người dùng máy tính bình thường, có lẽ họ chẳng biết ông là ai. Nhưng với những lập trình viên, hẳn ai cũng biết vai trò của ông lớn chừng nào. Ngay cả Bill Gates, Steve Jobs... cũng là những người khổng lồ đứng trên vai người khổng lồ vĩ đại này.

Rest In Peace!

"When I read commentary about suggestions for where C should go, I often think back and give thanks that it wasn't developed under the advice of a worldwide crowd."

"UNIX is basically a simple operating system, but you have to be a genius to understand the simplicity"

Một đoạn code tưởng nhớ ông:
int main(void)
{
time_t thetime = time(NULL);
struct tm *loctime = localtime(&thetime);

struct ritchie *dennis;
while (1) {
if (loctime->tm_year + 1900 == 1941) {
dennis = (ritchie*) malloc(sizeof(struct ritchie));
} else if (loctime->tm_year + 1900 > 1941
&& loctime->tm_year + 1900 < 2011) {
change_the_world_of_computers();
} else if (loctime->tm_year + 1900 == 2011) {
free(dennis);
break;
}
}
return 0;

DrGonzeaux - wired.com

Saturday 15 October 2011

[MATLAB] Giải phương trình bằng PP Tiếp Tuyến

Không có MATLAB nên tớ code giả như bên dưới để minh họa ý tưởng thôi, còn muốn chạy thì phải lồng các vòng if vào nhau (bởi tớ chưa biết cách "return" giữa chừng trong MATLAB.

%Chuong trinh giai phuong trinh bang phuong phap tiep tuyen
%www.familug.com
function [root1] = PPTiepTuyen(fx, cana, canb, saiso)
if subs(fx,cana) == 0
    root1 = cana
end

if subs(fx,canb) == 0
    root1 = canb
end

if diff(diff(fx)) == 0
    disp('Ham da nhap co dao ham cap 2 = 0')
end
   
if subs(fx,cana) * subs(fx,canb) > 0 %chả biết lớn hay nhỏ hơn :))
    bx = cana
    x = bx - subs(diff(fx),cana)
    while x - bx > saiso
        bx = x
        x = bx - subs(diff(fx),cana)
       
    root1 = x
end
   
ai có MATLAB mà hôm nọ chưa làm bài thì tranh thủ viết đi. Ai có lời giải nào thì đưa lên.
2 tuần nữa là thi nhé
:-h

Something new...

3 big ways of learning:
Learning by doing (real stuffs) - a process through all topics
Learning by reading - topic by topic
Learning by thinking (some creative ways)


http://stackoverflow.com/
Learn from experiments

Web development often broad, not deep

Friday 14 October 2011

Learning style part 3: nếu bạn biết mình thực sự muốn gì

Nếu bạn may mắn, hay cách thú vị nào đó biết được mình thực sự muốn gì, muốn là ai, muốn làm gì, lúc ấy bạn sẽ biết rõ những gì cần làm.
Nhớ hãy phân biệt những thứ gì bạn muốn hiểu đến tận gốc rễ, những gì bạn chỉ cần sử dụng như 1 công cụ. Sức người có hạn, thời gian có hạn, cuộc đời có hạn... bạn chẳng thể 1 tay làm đủ mọi chuyện trên đời !

Và những quan sát này khiến tớ có những thay đổi trong suy nghĩ bởi ngày tớ đk NV2 vào khoa Toán Tin, tớ nghĩ được học Tin ít nhất là 50% chương trình, phần còn lại là mình tự cày bừa...

Khi xem chương trình học của các khoa Điện, Điện Tử, Sư phạm kỹ thuật, hay cả cơ khí ... khoa nào cũng có những môn liên quan đến lập trình.Và đọc đến đây, đừng nghĩ rằng họ chỉ học lung tung hay lập trình chuyên ngành: thằng bạn tớ học bên ĐTVT có môn lập trình game nữa (lập trình nâng cao).

[Cần ai đó rảnh rang lấy list các môn học liên quan đến lập trình của các khoa kể trên]

Nói thế để bạn hiểu răng, nếu không có ý định trở thành một lập trình viên, hãy sử dụng lập trình như 1 công cụ. Hãy nhìn lập trình như thứ gì đơn giản và bình dân, như word với powerpoint vậy... Nếu nó không phải mục đích của bạn, hãy biến nó thành 1 công cụ hữu ích. Và nếu C là quá phức tạp, hãy dùng Python

Hãy nhớ rằng tất cả chúng ta đều đã học Tin học đại cương vào năm nhất, nghĩa là nó không phải thứ gì cao siêu giành riêng cho riêng sinh viên khoa nào. Và nếu bạn chưa đạt được trình độ của môn THĐC ấy thì hãy xem lại mình là ai?

Và cuối cùng nhận ra rằng: ngoài (một số ngành trong) khoa CNTT ra, tất cả các khoa khác đều dạy sinh viên lập trình để họ sử dụng chúng như những công cụ. Ở những khoa ấy, họ không đào tạo lập trình viên!
Nếu bạn hoàn thành tốt những môn học "tin" trong khoa toán, bạn là sinh viên khoa toán có trong tay 1 công cụ mạnh. Còn muốn trở thành 1 lập trình viên (developer), con đường của bạn còn rất dài ở phía trước... và nếu thành công, bạn sẽ là 1 developer có trong tay 1 công cụ rất mạnh (toán) :D


[MatLAB]Chuyển đổi năm và hơn thế nữa

bài toán đặt ra đổi từ năm dương lịch dạng số sang năm âm lịch dạng chữ
hướng giải bài toán:
+ Đặt 2 mảng kí tự ''can''và ''chi'' tương ứng với các căn chi của âm lịch
+Lấy Vị trí đầu làm mốc rồi tìm dư cho 10 căn và 12 chi tương ứng với vị trí trong mảng
Code

function [] = namam( f )
%NAMAM Summary of this function goes here
% Detailed explanation goes here
can={'Giap','At','Binh','Dinh','Mau','Ky','Canh','Tan','Nham','Quy'};
chi={'Ti','Suu','Dan','Mao','Thin','Ty','Ngo','Mui','Than','Dau','Tuat','Hoi'};
%can(mod(f,10)+1)
%chi(mod(f,12)+1)
for i =0:9
if(mod(f-i,10)==mod(1744,10))
can(1+i)
end
if(mod(f-i,12)==mod(1744,12))
chi(1+i)
end

end

Ngoài ra từ bài toán trên có thể suy rộng ra nhiều bài toán khác ko dừng lại ở 2 mảng mà là n mảng .Đầu vào là 1 thông số và trên mỗi tập nó sẽ nhận 1 giá trị nào đó.Yêu cầu xét thông số đầu vào trên toàn bộ n tập .

Learn style part .........

Học là một nghệ thuật và người học thật là 1 nghệ sỹ
Có rất nhiều nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc học xong việc quyết định học hay ko là ở bộ não chúng ta.
Sự phong phú của bộ não và sự phát triển logic mờ nên câu trả lời đứng trước việc học ko còn là KO(0) và CÓ(1) nữa
Và tùy vào mỗi người đối vs mỗi môn thì độ muốn học nó lại khác nhau.như của mình :
M(CSDL)=0.5
M(HTM)=0.5
M(SAIPHAN)=0,25
M(CHUOI)=0.65
M(HEMO)=0.9x =))
M(DK tối ưu)=0.71
nản chưa M(i) được kéo theo bởi cảm hứng N(i)
;)) nghe cũng xuôi nhưng kệ thôi
Việc học là dài dài theo mình thì ko đơn giản là lý thuyết và thực hành
Trước tiên học để làm gì : Điểm ư, bằng ư, hay thế nào..................mình thì muốn hiểu cặn kẽ vẫn đề thôi .Việc nhai 1 đống kiến thức vì điểm vì bằng ôi thật là nhục .Nhục thật đấy đùa đâu. cướng ép bản thân :))
Xác định mục tiêu thì phải làm gì chắc trong não tự định oy. thích thì ghi ra giấy todolist
để nhắc nhở
Tiếp theo kiên nhẫn cái này thì chịu thoooooiiiiiiiiiiiiiii
Next
Nắm bắt thông tin trong bài giảng ok việc này như 1 thú vui tao nhã
Việc tiếp theo đưa vào bộ nhớ = nhiều cách : lặp lại kiến thức đó (kiểu như nghe đi nghe lại 1 bài hát thì ùi cũng thuộc thôi),hay 1 cách nào đó bạn thích.
Áp dụng vào thực tế : giữa lý thuyết và thực tế khác nhau khá nhiều.nên cứ lý tưởng mà làm thôi
Đấy học thế đấy

Thursday 13 October 2011

Learning style

Ngồi được 1 tiếng rưỡi là đuối rồi, ko tập trung mà nghịch được nữa.
Mỗi người một khác nên hãy khám phá style học của riêng mình
Học ở đây ko nói đến cụ thể học cái gì, chỉ chung chung là học những gì có khỏan đọc. Lấy ví dụ là lập trình

1. Học lý thuyết -> thực hành
Kiểu học vô cùng phổ biến với chúng ta. Học chán chê lý thuyết rồi mang mớ lý thuyết ấy đi áp dụng (chưa nói đến áp dụng trong đời sống mà chỉ là áp dụng làm bài tập @@ ).
Nhược điểm: nhanh chóng gây nhàm chán bởi lý thuyết khó nuốt và không mang lại hiệu quả nhanh chóng. Bắt buộc người học phải cố gắng để nắm lí thuyết, khi chuyển sang thực hành gặp nhiều khó khăn vì không biết bắt đầu từ đâu, hoặc sẽ bị quên lí thuyết. Mât 1 thời gian để làm quen.

Ưu điểm: có cơ sở khoa học, có thể hiểu "sâu sắc" vấn đề :p
Cụ thể: là kiểu học đọc sách chán rồi làm bài tập.
Đọc sách lập trình chán rồi code. Đến khi thành thạo chán chê phần ngôn ngữ căn bản rồi nhưng vẫn chẳng làm được gì thực sự dùng được nếu không kết hơp với kiểu học khác.
Ví dụ: học C quanh quẩn phần ngôn ngữ căn bản, sau 2 năm vẫn không làm được cái gì ra hồn.

2. Học bằng ví dụ.
Kiểu học này rất thực dụng. Mang lại hiệu quả nhanh chóng rõ ràng, và dễ dàng lôi cuốn người học khi họ có thể nhanh chóng thu được kết quả.
Khác với kiểu học lí thuyết đến thực hành, học bằng ví dụ đưa song song lý thuyết (ít) và ví dụ (nhiều) để người học biết được mình học để làm gì.
Nhược điểm: không hiểu "sâu sắc". Nếu gặp lỗi giữa chừng (do tut lởm, môi trường khác ...) dễ gây nản.
Ưu điểm: mang lại kết quả ngay, không gây nhàm chán.

Ví dụ: học PHP  thì vớ ngay 1 cái tut để làm theo cho đến khi ra sản phẩm. Tạo động lực tốt cho người học mặc dù kết quả chỉ nằm trong 1 mảng nhỏ. Người học có thể ko biết rõ các chi tiết về mảng, biến... nhưng có kinh nghiệm :D


3. ...


để có hiệu quả tốt cần phối hợp giữa các kiểu với nhau. Có thể là 1 rồi 2, hoặc 2 rồi 1. Tùy người, nhưng biết được mình hợp với kiểu nào sẽ đúng với câu "biết người biết ta, thắng 3 thua 1 :)) "

Sunday 9 October 2011

Thay đổi slogan của FAMILUG

Hi all, tớ tranh thủ viết ngắn vài dòng 1. FAMILUG đã đạt 20000 lượt views. 2. Tớ muốn thay đổi slogan của FAMILUG. Hiện tại là "Linux for human beings!". Tớ muốn đổi thành "Stay hungry, stay foolish" - câu nói của Steve Jobs. Cũng ko có gì nghiêm trọng lắm, chỉ là thay đổi cho nó motivate hơn thôi :D Chúng ta sẽ cố gắng bài trừ sự áp đặt. VD "blog Linux mà dùng câu của Apple" chả sao cả, tôi ko ăn tiền quảng cáo của Linux, tôi tự do :> mọi người ok thì tớ đổi :D cm!

Desktop Screenshot

















GTK và Emerald theme: Gaia Sprout
Docky: Transparent
Covergloobus: Sticker theme
Conky, DockbarX, Pidgin: Gaia
Icon: Faenza Dark

ta sẽ là ai?

Chắc tại rượu nhà Chung ngấm quá, mà nay không được nói nhiều.
Đâm ra giờ viết lắm... viết linh tinh

rồi ta sẽ là ai...
rồi ai cũng phải chết
nghĩ cho cùng thì ta đang làm cái gì đây?
sống thiếu mục đích và làm việc dông dài. Đọc lại những điều Steve Jobs đã nói

“Thời gian của bạn có hạn, do đó, đừng nên lãng phí nó vì cuộc sống của người khác. Đừng bị mắc kẹt bởi những giáo điều, đó là sống vì những suy nghĩ của người khác. Đừng để tiếng ồn của các ý kiến khác làm lấn át đi tiếng nói của chính bạn. Và điều quan trọng nhất, có can đảm để sống theo trái tim và trực giác của chính mình. Chính trái tim và trực giác mới là thứ biết được bạn muốn gì và bạn sẽ trở thành thế nào. Mọi thứ còn lại, chỉ là thứ yếu”

chúng ta thực sự đang bị đưa đẩy rất nhiều... bị những giáo điều, những suy nghĩ của người khác "điều khiển". Liệu bạn có tiếng nói của chính mình? hay bạn là người biết nói nhưng không dám nói?

Máy bạn đã bật được bao lâu?

Tự dưng hỏi 1 câu ngớ ngẩn: nếu 1 ngày Google xóa cái blogspot đi, hay tai nạn nào đó xóa mất trang FAMILUG của chúng ta, thế là mất hết :-ss
Ghét cái trò chặn blogspot và my.opera.com của bọn VNPT mình đang dùng $%^&*(

Quay lại câu hỏi, nó sẽ là thông tin khá quan trọng với server. Nhưng với máy bàn của ta, biết cũng tốt chứ sao :))
1. Dùng uptime:
hvnsweeting@hvnbox:~$ uptime
 00:44:46 up  9:25,  2 users,  load average: 0.01, 0.04, 0.04
máy tớ đã mở đc 9 tiếng 25 phút. Bây giờ là 00h44'

Friday 7 October 2011

[MATLAB] Năm dương lịch -> Can Chi

Đây là bài chiều nay. Tớ code chay ghi lại cho khỏi quên :D
Can : 10 can _ Giáp ất bính đinh mậu kỷ canh tân nhâm quý
Chi : 12 chi _ Tý sửu dần mão thìn tị ngọ mùi thân dậu tuất hợi

Khó khắn: mất một lúc để biết canh chứa "mảng string“

Code:

%timCanChi.m
function [can_chi] = timCanChi(nam)
can = {"Giap" "At" "Binh" "Dinh" "Mau" "Ky" "Canh" "Tan" "Nham" "Quy"};
chi = {"Ty" "Suu" "Dan" "Mao" "Thin" "Ti" "Ngo" "Mui" "Than" "Dau" "Tuat" "Hoi"};

%- Năm 1984 là năm Giáp Tý. + 1 vì array trong matlab bắt đầu từ 1
c = can(mod((nam - 1984) + 1, 10));
ch = chi(mod(chi(nam - 1984) + 1, 12));

can_chi = [c, ch];
return can_chi

ai có Matlab test hộ tớ cái :">
ai có cách khác up lên cho các bạn cùng xem.

Thursday 6 October 2011

R.I.P Steve Jobs!

"The only way to do great work is to love what you do. If you haven't found it yet, keep looking. Don't settle. As with all matters of the heart, you'll know when you find it."
Steve Jobs
 Tớ không phải 1 fan boy của Apple (nếu có nhiều tiền thì khác :D) nhưng Steve Jobs luôn là người tớ ngưỡng mộ. 
Một thiên tài sáng tạo. 
Ông đã chứng minh lời nói của Einstein - sự sáng tạo mới là quan trọng nhất.
R.I.P 
http://en.wikiquote.org/wiki/Steve_Jobs

Tuesday 4 October 2011

[Torrent] Matlab 2011a cho Linux

Link file torrent: http://www.mediafire.com/?p5849omqu9fz2rd
(Cách down torrent các bạn tự tìm hiểu nhé)
Kéo xong sẽ được thư mục Matlab_Unix_2011a, bên trong chứa thư mục crack và file ml2011au.iso. Thực hiện mount file iso ra ổ ảo để cài. Giả sử thư mục Matlab_Unix_2011a nằm trong Downloads:
cd /Downloads/Matlab_Unix_2011a
sudo mount -o loop ml2011au.iso /mnt
sudo /mnt/install

Cửa sổ cài đặt sẽ hiện ra giống như trong Windows. Chọn "Install without using Internet". Next next. Khi được yêu cầu, nhập key sau đây: 27148-10273-27823-12342-16466
Next. Chọn kiểu cài đặt Typical nếu muốn chương trình tự động setup theo mặc định, chọn Custom nếu muốn chỉnh sửa (đường dẫn, thành phần cài đặt). Tiếp tục next next. Khi chương trình cài đặt xong, nó sẽ yêu cầu một file license nữa. Chọn "install manually without using the internet". Browse đến thư mục crack ở trên, chọn file lic_standalone.dat. Next. Xong.
Để khởi động Matlab, mở Terminal, dùng lệnh cd trỏ tới thư mục bin trong thư mục cài đặt, gõ lệnh ./matlab

Sunday 2 October 2011

[Bash] cd around the world

Khi bắt đầu dùng terminal (hay chính xác ở đây là bash shell) bạn sẽ phải làm quen với việc di chuyển đến mọi nơi bằng lệnh cd. Nghe có vẻ đơn giản bởi chỉ việc gõ

cd thu_muc_dich
là sẽ đến được ngay, nhưng việc nhỏ bé này sẽ nhiều lúc gây khó chịu đến nỗi khiến ta bật nautilus lên và browse bằng chuột :D.

Tip1: trở về thư mục mà bạn vừa rời khỏi
dùng lệnh cd -

hvnsweeting@hvnbox:/media/data/HVNSweeting$ cd ~
hvnsweeting@hvnbox:~$ cd -
/media/data/HVNSweeting
hvnsweeting@hvnbox:/media/data/HVNSweeting$

Saturday 1 October 2011

Implement the compiler in the language itself

Bài viết này ở trình độ advance, nói chung là đọc qua để biết một tí :D
Làm sao người ta viết được 1 cái compiler bằng chính ngôn ngữ của nó (tut)
http://homepage.ntlworld.com/edmund.grimley-evans/bcompiler.html

liệu có thể viết chương trình compile chính nó được không? (có TCC) :D
http://bellard.org/otcc/

Friday 30 September 2011

[Matlab] Giải phương trình bằng phương pháp chia đôi

Tớ sẽ không code cụ thể ở đây vì không có matlab để test. Chỉ viết lịa nhưng gì hôm nay đã học cho khỏi quên.

1. Symbolic math toolbox:
Symbolic object là đối tượng hình thức (nghĩa là viết bằng chữ - chưa thay số). Ứng dụng của symbolic trong bài này là điểm mấu chốt.
Qua ví dụ này ta cũng hiểu được 1 phần khái niệm functional programming paradism (mô hình lập trình hàm) khi ta dùng 1 hàm làm đối của hàm khác (mặc dù hàm trong trường hợp này mang tính hình thức).


khai báo biến symbolic:
syms x

Become Ubuntu app developer

New Canonical site:

Ubuntu is the third most popular operating system in the world. Find out everything you need to know to start developing and publishing your apps on Ubuntu.


[Matlab]Tính toán với symbolic

matlab hay đúng ko? giúp dễ dàng tính đạo hàm nguyên hàm, phép solve ngược của phép calc cũng như trên máy tính casio fx
trước hết nhập hàm cú pháp tên hàm= 'hàm biểu diễn theo quy ước '
đạo hàm : diff(tên hàm)
nguyên hàm :int(tên hàm)
oy:
giải đa thức dùng hàm solve:
cú pháp =('đa thức = a-hằng số')
giải hệ =('pt1','pt2','pt3')
phần đồ thị giả sử hàm y=f(x)
nhập khoảng x và cách chi điểm thường 1/1
00 cho liền VD x=1:1/100:10;
nhập y=f(x);
dùng plot(x,y) để vẽ


Thursday 29 September 2011

Why Ubuntu (and other Linux-based OSes) ?

"Chỉ những người thông minh nhất dòng họ mới dùng Ubuntu"
 - Trần Dũng lơ ngơ.

Trong FAMILUG =)) hiện có 3 người đang dùng Ubuntu hàng ngày (và vài người đã cài thử). Xin các bạn hay cho ý kiến tại sao mình dùng Linux mà không phải Windows. Xin hãy nói ý kiến của chính mình chứ không phải copy sao chép ở đâu cả. Hãy thử thuyết phục các thành viên của FAMILUG (=.= hổ thẹn cho cái tên =)) ) để họ dùng Ubuntu/Linux!

Tớ:
lúc đầu tớ cài Ubuntu ko phải do những gì người ta quảng cáo . Đơn giản là muốn thử 1 HĐH nhân Linux(trong bài How to become a hacker viết thế :)) ) và đồng thời lúc ấy nhận được đĩa Ubuntu xịn gửi từ nước ngoài về (do đk chơi trên mạng :)) ). Thế là cài, cài rồi dùng. Lúc bắt đầu dùng cũng là lúc bắt đầu lập trình . Thấy lập trình C trên Linux rất đơn giản, dùng Geany làm editor chính :D (không nhớ nổi năm nhất học Tin ĐC mình dùng cái j @@ - hình như ko thèm code thì phải).

Lí do dễ dàng tớ sang Linux vì: tớ không chơi game - không có cản trở lớn nhất :D Tớ đã có ý định học Java từ đầu, có lúc lại PHP nhưng cả 2 đều ngon lành trên Linux.
Dùng nhiều thì quen, tìm hiểu nhiều thì thấy thích. Thích gì?
Thích dùng phím tắt, rất ghét thò tay lên kéo chuột - trừ khi bắn Gunbound :))
Thích mấy cái lệnh cute của Linux :D.
Lợi ích: từ khi dùng Linux, lập trình nhiều hơn, config nhiều hơn. Tìm hiểu nhiều hơn, đọc nhiều hơn. Bị nó kích thích nên code nhiều hẳn :D

Tuesday 27 September 2011

whatis - whereis - which - whois : hỏi Linux!

Bạn nghĩ những câu lệnh trên Ubuntu (hay các Linux-based OS khác) quá khó hiểu. Mọi thứ trong ấy thật mù mờ, rắc rối :-ss

Hãy hỏi những gì muốn biết với cái terminal của bạn :
1. whatis: (nó là cái j ? :D )

hvnsweeting@hvnbox:~$ whatis git
git (1)              - the stupid content tracker

kết quả chính là 1 dòng mô tả vắn tắt xem "nó" là cái gì?
hỏi tiếp nè >:)
hvnsweeting@hvnbox:~$ whatis nautilus
nautilus (1)         - the GNOME File Manager
hvnsweeting@hvnbox:~$ whatis nano
nano (1)             - Nano's ANOther editor, an enhanced free Pico clone
hvnsweeting@hvnbox:~$ whatis vim
vim (1)              - Vi IMproved, a programmers text editor
hvnsweeting@hvnbox:~$ whatis awesome
awesome (1)          - awesome window manager

Saturday 24 September 2011

[KuTe]MỘT SỐ BÀI TOÁN PHÂN TÍCH KINH TẾ VỚI MÔ HÌNH ĐỘNG

Hello :)) Trong tình hình các mác sinh viên sắp bong cóa bị yêu kinh tế nên có cóp nhặt ít về mấy bài toán hề hề
1. Độ nhạy 1 chiều
Bài toán nó là thế này .Hôm nay đi chợ mang mỗi có 10 nghìn mà giá sp nó tự nhiên tăng 11 ,12, 13k..... như vậy độ nhạy ở đây là tính xem thiếu bao nhiêu tiền để có hàng :)))
Đấy vậy độ nhạy là tiền thiếu : 1k,2k,............
Trên thực tế để tính lãi nha :)).Là sinh viên phải chịu :))
2.Độ nhạy 2 chiều
Bài toán : vẫn như trên .nhưng xông xênh nha tiền mang theo nó cũng biến đổi.
Ở đây cả giá mua và giá bán đều biến động lập ma trận nào
Mô hình hóa bài toán như sau: các giá mua là M(j). gia bán là B(i)
Vậy có ma trận nhạy là [A(ij)] : với A(ij)=M(j)-B(i)
3.Scenario :
Bài toán như phần 1 nhưng nhiều ngày ngoài ra có thêm 1 thằng bạn phải trả nợ nó <đen>
Giải quyết : Mỗi ngày sẽ có 1 bộ (tiền thiếu =tiền có-tiền mua- vay)
còn 2 phần nữa nhưng hôm này chưa ăn trưa :((.waitting for me

Đây là 1 số bài toán phân tích sơ đẳng nhất . nói thật chả hay ho cái gì cả.những bài toán trên công cụ exel nhoa

Wednesday 21 September 2011

5 tool để nghịch ngợm với mạng

Ping,etherape, nmap, tcpdump, và wireshack là 5 tool chạy trên linux để phân tích các hoạt động của mạng trên máy của bạn. Hãy dùng và thành thạo ít nhất là 1/2 trong số chúng. Bởi những kiến thức về mạng cần thiết với mọi người cả để biết, cả để thi Mạng máy tính :))

Chơi game và đóng góp cho nghiên cứu khoa học

Fold it chuyển sự gấp nếp của protein thành một môn thể thao cạnh tranh. Cấp độ mở đầu dạy các quy tắc mà có cùng những định luật vật lý mà theo các định luật này, sợi protein quăn và xoắn thành các hình dạng 3 chiều – chìa khóa mở ra bí ấn sinh học từ bệnh Alzheime đến vaccine. 
Down và chơi thử đê :x 

http://fold.it/



Monday 19 September 2011

SQLite - Một DBMS nhỏ, nhẹ, ngon =p~

Đang học CSDL, vậy nên cài một DBMS là điều tất yếu.
 Có thể cài cái nào cũng được cả:
M$ SQL Server
Oracle SQL
MySql
PostgreSQL

Nhưng trong bài này tớ muốn giới thiệu SQLite!
Lại câu hỏi muôn thưở :WHY?

Friday 16 September 2011

[TUT]Một trang để học matlab.ko cần cài

http://www.verbosus.com
Hê nhố!
các bạn kô cần cài matlab vẫn có thể thực hành đc thông qua trang web này
Về cơ bản nóa lệnh của nóa cũng giống matlab
Ở đây các bạn có thể viết hàng loạt công thức rồi bấm nút generate nó sẽ thực hiện các phép toán ngoài ra sau mỗi các phép toán đc đặt chú thích ngăn lại bởi dấu thăng :))


Tuesday 13 September 2011

Hãy chuẩn bị... cuộc chơi chuẩn bị bắt đầu b-(

Cuộc chơi sẽ bắt đầu, vào tuần sau.
Sẽ là trò chơi lớn trên các câu lệnh SQL.
Mai là nhà tớ có mạng :))
Mọi người hãy down cho mình một cái DBMS và cài sẵn (j gỉ gì gi cái gì cũng được) M$ SQL , MySQL, Oracle...
tuần sau sẽ chơi,
nhé ;)

Saturday 10 September 2011

Keep it simple, stupid! (O(n!) vs O(2^n)

Everything should be made as simple as possible, but no simpler.” - Albert Einstein

Độ phức tạp của thuật toán là cái gì đó rất phức tạp.
Để trả lời cho câu hỏi O(n!) và O(2^n) cái nào phức tạp hơn, tốt nhất đừng làm nó phức tạp thêm bằng 1 đống toán.
Thực nghiệm sẽ trả lời:
I love Python : đơn giản, nhẹ, đa nền tảng, interpreter (gõ lệnh vào trả kết quả ra luôn)

>>> from math import factorial
>>> factorial(100)
93326215443944152681699238856266700490715968264381621468592963895217599993229915608941463976156518286253697920827223758251185210916864000000000000000000000000L
>>> print ''.join("{0} {1} {2}\n".format(n, 2**n, factorial(n)) for n in range(1,21))
1 2 1
2 4 2
3 8 6
4 16 24
5 32 120
6 64 720
7 128 5040
8 256 40320
9 512 362880
10 1024 3628800
11 2048 39916800
12 4096 479001600
13 8192 6227020800
14 16384 87178291200
15 32768 1307674368000
16 65536 20922789888000
17 131072 355687428096000
18 262144 6402373705728000
19 524288 121645100408832000
20 1048576 2432902008176640000

giờ thì ko phải nói thêm câu nào nữa.  Kết quả đã sờ sờ trước mắt :D

Một câu lệnh chạy mất bao lâu?

Đã bao giờ ai đó hỏi điều này?
Đã bao giờ bạn đo chương trình của mình chạy mất bao lâu?
Nếu dùng linux, dễ dàng kiểm tra bằng time. Hoặc có thể tự viết vài dòng code để tính. (trong C dùng thư viện time.h)
Tớ sẽ lấy ví dụ với Java - ngôn ngữ bậc cao chậm hơn C tương đối :D

Code:

package com.familug;

public class NanoSecondTest {
    public static void main(String[] args)
    {
        long start = System.currentTimeMillis();
        long finish = System.currentTimeMillis();
        System.out.println("MillisTime: " + (finish - start));
       
        long nanoStart = System.nanoTime();
        long nanoFinish = System.nanoTime();
        System.out.println("NanoTime: " + (nanoFinish - nanoStart));
    }

}
Kết quả:
MillisTime: 0
NanoTime: 427
Như vậy, với em lap của tớ, một câu lệnh chạy không đến 1 mili giây - hiển nhiên vì chỉ với máy thời 198x mới có tốc độ rùa bò như vậy.
Đo bằng nano giây = 1 / tỷ giây thì kết quả là 427.
Máy của tớ là  Intel i3 M370 2.4 Ghz. Tính đơn giản: với tần số 2,4 tỷ circle / giây -> 2,4 circle (xung giao động 2,4 vòng) / nano giây. Nếu chỉ tính 1 nhân thực hiện việc này thì mất 2,4 * 427 = 1024 circle. Chia trung bình cho 3 câu lệnh -> mỗi câu ~400 circle ~ 140 nano giây.
=> trong 1 giây có thể thực hiện khoảng hơn 1 chục triệu câu lệnh.
Vậy những bài mà cắm máy cày top bán Acc ko biết là tính bao nhiêu phép tính đây :">
Tớ tính toán có gì sai ko nhể :D

Friday 9 September 2011

Bài viết cuối cùng về sở thích đam mê và sự lựa chọn!



"Everybody is a genius. But if you judge a fish by its ability to climb a tree, it will live its whole life believing that it is stupid."

Chắc chắn tất cả các bạn, nhưng ai đang đọc dòng này đều biết tới người này.
Đặc biệt với các sinh viên kỹ thuật, số người hâm mộ, thần tượng ông là rất rất nhiều. Một thiên tài khoa học, một biểu tượng của sự say mê và sáng tạo tuyệt vời!

Mỗi con người sinh ra đều có trong mình một tiềm năng nào đó, nó ẩn ở đâu đó và chờ một lúc nào đó (hoặc không bao giờ) để được đánh thức. Hãy thử với 2 bàn tay của bạn, trong 2 tay chắc chắn sẽ có 1 tay thuận hơn, mặc dù tay kia cũng có thể làm được nhiều việc. Người ta làm việc cũng vậy, bạn sẽ làm việc này tốt hơn việc kia, và chính bạn hiểu điều đó mà chẳng cần ai nói cho. Trong những cái bình thường, người ta cố tìm ra cái tốt, trong những cái tốt, người ta lại cố tìm ra những cái tốt hơn. Và chính bạn là người lựa chọn tương lai cho mình, chính bạn chứ không ai khác!

Sở thích, đam mê ... và sự lựa chọn!
Cuộc đời con người ta là một chuỗi các sự lựa chọn liên tiếp. Ví dụ nhé:
"Giữa 2 quyết định ko học đai học và học đại học. Bạn chọn HỌC ĐAI HỌC. Vào đại học rồi, giữa các khoa viện, bạn chọn CNTT (và "ko may"(?) bạn chọn nguyện vọng hai: Toán Tin). Vào khoa rồi, phải lựa chọn theo định hướng Tin-Hay-Toán và bạn chọn TIN. Chọn tin rồi, bạn lại đau đầu quyết định lập trình hay quản trị -> chọn LẬP TRÌNH. Chọn lập trình rồi bạn lại suy nghĩ học Java hay C#, Windows hay Linux, Desktop hay Web...blah blah blah và cứ thế những sự lựa chọn liên tục được đưa ra. Và nó định hướng cuộc đời bạn...

đi u Cafe đã, về viết tiếp, thằng nào viết hộ càng tốt, cứ cm đi :))

Friday 2 September 2011

Move on another ways

Bắt đầu bằng "bài toán" chọn ngôn ngữ để học.
Đưa ra một quyết định to lớn không phải đơn giản, bởi nếu thực sự học, lựa chọn này sẽ quyết định rất nhiều đến cuộc đời bạn, thời gian bạn sử dụng. Bởi vậy làm sao đưa ra quyết định đúng đắn sẽ là 1 câu hỏi?

Vấn đề dẫn tới nảy sinh các "đầu mối" mà các môn học khác có thể nhảy vào.
Ai đó sẽ vác tối ưu để tính toán xem học cái nào là tối ưu nhất (Tối ưu đa mục tiêu - khó lòi =.= )
Hoặc đơn giản hơn, ai đó sẽ vác bài toán kinh tế học ra và so sánh nhu cầu, mức lương để quyết định lựa chọn.
Cũng có khi có người để người khác quyết định hộ mình, đơn giản vì họ không đủ khả năng đưa ra quyết định???

Vậy ta xem xét quá trình lựa chọn:

Wednesday 31 August 2011

FAMILUG Group Mail Server

Tớ chả biết nói thế nào nên vào thằng vấn đề luôn là.

Chiều nay, sau một hồi lọ mọ tớ creat thành công sub-domain dạng xxx.familug.com và mail sever dạng xxx@familug.com. 2 cái này đều nằm trong lộ trình 2011 tới 3011 của FAMI Group.

> Con Sub domain về có thể trỏ về blog cá nhân, web nào đó giả sử là liên xô chả hạn. Cái này sẽ set up cho các bạn theo yêu cầu của xồn ( nhưng mời t bữa trà đá cũng ok :)) )
> Con mail kia, thực chất là google mail. Bạn nào có nhu cầu ghi lại tên muốn tạo bên dưới tớ sẽ creat, bạn có thể đồng bộ gmail đang dùng và mail familug này để gửi và nhận ở cùng 1 mail, ko phải switch giữa 2 cái nữa.

Vì sao nên dùng 2 cái này?
Bời vì nó có tính thương hiệu, tính đồng bộ của các mem và tinh thần "familug". Mặt khác ít nhiều trông cũng nguy hiểm hơn :)).

Monday 29 August 2011

FAMILUG got www.familug.com \:D/

tên miền mơ ước của FAMILUG đã được admin Thồn mang về vào ngày hôm nay nên t post bài để kỷ niệm \m/
29/08/2011

Để đánh dấu bước ngoặt mới của FAMILUG bắt đầu sau khi có domain, chúng ta thực hiện những chính sách cải cách sau:
1. Thiết kế thêm thốt các chức năng vào familug.com. Ai có sáng kiến j thì đề xuất nhé.
2. Tặng sub domain cho các thành viên tích cực (post nhiều, comment nhiều :x) vd: yoyolove.familug.com
3. Đăng kí gmail sử dụng tên miền familug.com. Sau khi đk xong ta sẽ có yoyolove@familug.com :x
4. Tổ chức lại snippets của FAMILUG, đưa lên Github.com
5. Chưa nghĩ ra

ai nghĩ ra gì thì thêm nhé :x

mỗi bạn :* Thồn một cái :*

Thursday 25 August 2011

Chuyện kể về một đoạn đường tắc

Đừng ai hỏi t viết gì, vì bài này viết ra trong ánh đèn nhờ nhờ của quán trà đá lúc 7h tối!

Chiều hôm ấy, ngã tư Trường Chinh - Tôn Thất Tùng đông nghẹt. Giữa cái ngã tư ấy, một thanh niên trên đường về nhà (tất nhiên ko phải là nhi đồng như Hải dớ rồi =)) ). Đường chật kín người, xe và đúng ra thì gọi là tắc :&gt; Tắc đường - một cụm tù kinh khủng đối với mọi người, một nỗi ám ảnh ngự trị trong tim "người (ở) Hà Nội". Dòng người dài đến nỗi thò cả đuôi ra ngà tư. Đi thẳng tắc, rẽ phải cũng tắc. Thế nhưng còn bên trái thoáng rộng thì chẳng ai đi cả. Những người tiến thẳng vào Trường Chinh, con đường dài và đã chật kín người. Nóng nực, mùi mồ hôi, mùi người nồng nặc chứ chả thơm ngọt như mùi các em gái mà Ke thích ;)). Nghiễm nhiên, những ai chấp nhận miệt mài lê từng bước ngắn rồi cũng vượt qua cái sự chen chúc, xô đẩy để đến được cái đích ngã tư Sở... sau nhiều người khác. Những kẻ bỏ cuộc giữa chừng sẽ có 2 lựa chọn: đứng vào lề ngao ngán nhìn và chờ đám đông đi hết, hoặc quay lại chọn một lối khác và bắt đầu lại từ đầu.

Saturday 20 August 2011

"Tối ưu" lịch học

Nói thế cho sang mồm :))

Ý kiến của t là : nếu chuyển sang học Điều khiển tối ưu vào sáng t5 9h30-11h50 thay vì học - 3 tiết đầu chiều t4 thì sẽ được nghỉ thứ 4

 Ý kiến của các bạn là để học xong tuần sau rồi tính. Bạn nào chưa ý kiến thì ý kiến nốt :x

Tuesday 16 August 2011

Những lĩnh vực nên tìm hiểu để lập trình

Nếu cứ chỉ lập trình chay, học language, code mấy ví dụ lung tung bạn sẽ chẳng bao giờ đi xa được.Tự mày mò những vấn đề sau đây sẽ giúp việc học lập trình trở nên thú vị và hiệu quả hơn:
- Reverse enginering : hiểu sơ sơ là dịch ngược mã máy. Để hiểu sâu hơn những đoạn code sẽ thực sự làm gì.
- Virii, malware...: vấn đề luôn hot và được nhiều người thích.
- Network : hiểu về mạng và cách các giao thức mạng hoạt động giúp bạn lập trình mạng tốt hơn
- Game theory: tìm hiểu lý thuyết trò chơi là một điều cần thiết để viết game
...

Từ chối kiến thức, từ chối hiểu biết...

Điều này nghe có vẻ lạ. Nhưng rõ ràng là rất thật và điều này đang ngự trị trong nhiều người ở đây. Điển hình là tớ?!!!

Đã từng và vẫn đang. Chỉ những lúc ngồi rảnh rỗi như giờ mới nhận ra. Tự hỏi tại sao lại có thể vậy?
Từ chối kiến thức, từ chối hiểu biết ... để làm gì?
Có thể đó là biểu hiện của khả năng thích nghi kém? Không hiểu lí do gì mình lại từ chối "chịu" học ASM, C# hay những thứ mình "không thích một cách mù mịt". Trong khi hoàn toàn có thể thu được rất nhiều nếu chỉ cần học lúc phải học... tại sao đã viết được 1 chương trình asm vớ vẩn sau khi học KTMT lại bỏ hết đống kiến thức ấy đi??? Sao không sẵn sàng hiểu C# khi đọc code của nó. Mình không dùng đâu nghĩa là mình không cần biết?
Tại sao từ chối học KT điện, KT điện tử (ko nói về hóa và nhiệt vì tạm thời chưa thấy tác dụng gì) trong khi nếu học thì có thể tự tin là 1 kỹ sư, hiểu và nghịch được rất nhiều thứ mới. Giờ không lẽ lại ngồi học lại?
Cái chạnh lòng này nảy sinh vì xem... vượt ngục!
Scotfield đã nhiều lần được lợi vì anh là một KỸ SƯ. Rất đúng nghĩa, tuy không phải chuyên ngành điện nhưng kiến thức về điện, hóa đã giúp Scotfield dùng trong kế hoạch vượt ngục. Nhớ rằng Scotfield là một Thạc sỹ ngành Xây Dựng.

Lạ thật, nhưng càng gần đến ngày ra trường thì ngày càng tiếc... Sao không như miếng bọt biển mà hút tất cả mọi thứ vào!

Something new: RE


Reverse Engineering

http://www.openrce.org/articles/
http://tuts4you.com/download.php

Sunday 14 August 2011

[Ăn chơi] Lễ chào mừng năm học mới 2011

Kính thưa các thanh niên FAMILUG và các bạn gần xa !

Cùng với không khí hân hoan của mọi sinh viên Bách Khoa HN đón chào năm học mới và được sự cho phép của Đảng ủy , Đoàn thanh niên và phụ huynh , ChungVT - tôi xin tổ chức một buổi liên hoan nho nhỏ với mục đích :
  • Động viên mọi người có một năm học hiệu quả , đạt kết quả cao .
  • Gặp mặt nhưng thành viên lâu không được gặp mặt .
  • Cũng là tiệc đãi mừng kết quả cao của nhóm thực tập cơ sở do ChungVT phụ trách
Thành phần :
  • Các thành viên của FAMILUG và những người bạn (^^)
  • Nhóm thực tập của CHUNGVT
  • 3 bạn gái lớp mình và mấy thằng củ chuối gần nhà
Địa điểm : 603 đường Trương Định
Thời gian : 20/8 tức Thứ 7.
  • 16h30 : có mặt dọn dẹp và chuẩn bị
  • 17h00 : Bắt đầu cuộc vui . (đúng h là chiến , chẳng đợi ai cả )
Điều kiện tiên quyết : các bạn mang ít nhất là 30k/người để mua bia .

Chào quyết thắng

Something new

Learn Prolog now - a general purpose logic programming language associated with artificial intelligence and computational linguistics
http://cs.union.edu/~striegnk/learn-prolog-now/lpnpage.php?pageid=online

Node.js - JavaScript for server side
http://radar.oreilly.com/2011/07/what-is-node.html

Git a reference - A tool by Linus Torvalds to manage software version
http://marciogarcia.com/?p=274

Friday 12 August 2011

Quick start Vimperator!

Giao tiếp theo phương thức

Giống như Vim, Sức mạnh của Vimperator đến từ khả năng giao tiếp theo phương thức của nó. Các phím có ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào phương thức mà trình duyệt dùng. Vimperator có một vài phương thức, nhưng quan trọng nhất là hai phương thức Normal và Command-line.

Khi khởi động Vimperator, phương thức Normal được chọn dùng theo mặc định. Đây là phương thức được dùng nhiều nhất.

Phương thức cốt lõi khác của Vimperator là phương thức command-line, có thể vào từ phương thức Normal bằng cách gõ kí tự :. Bạn sẽ thường xuyên thấy các lệnh của Vimperator bắt đầu với kí tự :, cho biết rằng những gì theo sau nó là một lệnh.

Để trở về phương thức Normal từ phương thức command-line, gõ phím {Esc}. Nhấn phím {Esc} sẽ trở lại phương thức Normal từ tất cả các phương thức khác trong Vimperator.

Thursday 11 August 2011

Tổng kết FAMILUG chơi :-"

Làm bài tổng kết, không phải những bài đầy cảm xúc này nọ như mọi lần. Đây là 1 bài show hình và phân tích. Những gì hot nhất từ ngày thành lập đến nay:
Câu trả lời ở đây &amp;gt;:)


Điều thú vị ở đây là:
1. Bài viết DSTV top thì ko có j phải bàn
2. CMD ... là bài ku Đồng copy từ wiki của Ubuntuvn về :))
3. Bài viết đỉnh cao này là của Hải dớ - Very hot =p~
4.5. Hai bài giống nhau, chưa xem kĩ nhưng hóa ra là rất hot
6. Bài này ko có j đáng kể
7. Bài này là của Đồng Ku
=&amp;gt; 2 hot boy của FAMILUG là Hải dớ và  Đồng kuteo
 Hoan hô 2 hot boy :x

Wednesday 10 August 2011

Vimperator - và bây giờ chúng ta dùng vim trên Firefox :x

Vừa mò được cái extension này của FF. Cho phép sử dụng FF theo phong cách dùng vim :x
Ngắn gọn thế thôi , chưa mò đc gì nhưng rất ấn tượng.
Âi thick vim thì dùng luôn thôi :x

https://addons.mozilla.org/en-US/firefox/addon/vimperator/


PS: có cả extension cho ai dùng Emacs.
Firefox is so kool :x

Tuesday 9 August 2011

New plan, new game : "bắn bùm" - computer hack!

Ý tưởng bắt đầu khi một lần hiếm hoi đồ ăn bị thừa ở bàn của FAMILUG tại B6, không thằngn ào ăn nên phải tha về ... :))
Ý tưởng như sau:
Các memb FAMILUG hầu hết toàn người rảnh rỗi :-j nên ko học thì ta chơi. Game nhưng thực ra là học hack.
Chia 2 phe: 1 tấn công, 1 phòng thủ.
Cả 2 bên đều tự kiếm tool để chỉ nhau dùng. Bên tấn công mà hack được máy của bên phòng thủ thì sẽ thắng. Bên phòng thủ thì chống đỡ các đợt tấn côgn nên lúc bắt đầu sẽ còn thắng dài dài :))

Dự kiến: sử dụng 1 server linux để làm máy chủ. Bên thủ sẽ thiết lập server (lên 1 con lap chẳng hạn), dựng web. Sau đó kết nối các máy với nhau và bắt đầu trò chơi.
Ý tưởng là thế còn kế hoạch thực hiện rất mơ hồ. Ai có tối/sáng kiến thì tung hết ra. Ai ham chơi thì lên tiếng thôi :x

Programming Challenger 2 - Number converter

Difficult: easy

Tổng kết PrC 1:
Rất cám ơn sự tham gia của các thành viên: Hiệp, Lâm và Chung
Có 2 ngôn ngữ được sử dụng và tớ sẽ tổng hợp vào snippets của FAMILUG.
Hi vọng lần này sẽ có sự tham gia của các thành viên khác: Hải-Hà-Sơn Hùng-Dũng Cường-Đồng.
Practice makes perfect, nothing is perfect so practice makes something like nothing ;)

PrC 2:
Đề bài
:
Viết chương trình chuyển đổi giữa 2 hệ cơ sỗ bất kỳ (vd hệ thập phân vs hệ nhị phân)
hàm thực hiện có dạng như sau:
string baseToBase(string number, int inBase, int outBase)
{
}

Deadline:  hết t7 13/08/2011
Goodluck, men ;)
(Sau deadline của 1 problem, bạn vẫn có thể post đáp án của mình thoải mái. Deadline chỉ để cho khí thế thôi :-" )

Sunday 7 August 2011

FAMILUG's Translator

Để tránh việc anh em ta dịch bài nhầm, tớ đề nghị ai truớc khi chuẩn bị dịch bài nào thì post link ở đây để người khác khôg dịch nữa.

Thursday 4 August 2011

Self-study: tự học

Tự học không phải một điều gì xa lạ với mọi người. Tất cả ở đây chắc chắn đều đã từng 1 lần tự học 1 CÁI J ĐÓ.

Tự học không khó nhưng không phải ai cũng làm đc (cái gì cũng thế) bởi thế, nếu không tự học được thì hãy tìm cho mình một người thầy hay một lớp học để bắt đầu sự học. Mục đích chính là THU ĐƯỢC KIẾN THỨC, còn cách thức làm được điều ấy... không quan trọng.

Tự học đòi hỏi người học phải có tính kiên trì, ý chí vững vàng, biết tự tạo động lực học cho mình, tự biết đặt vấn đề nghiên cứu tìm hiểu, biết tìm cách giữ sự ham thích tìm hiểu. Người tự học là người học từ thất bại ...
Người tự học, tất nhiên sẽ gặp nhiều trở ngại:
Người tự học sẽ phải tự mày mò, từ A-Z, nhiều khi sẽ bị thiếu thông tin vì chỉ có cái nhìn 1 chiều. Phải trải qua nhiều khó khăn, tốn thời gian để lần ra kiến thức. Trong khi nếu có người hướng dẫn, mọi việc đều dễ dàng hơn. Thế nhưng việc trải nghiệm ấy cũng để lại nhiều kinh nghiệm cho người tự học, họ sẽ trở nên vững chắc hơn những người không tự học.
Tự học còn là 1 kỹ năng, bởi nếu bạn có thể tự học, bạn sẽ có thể tiếp cận bất cứ điều gì mới, lạ mà không cần người hướng dẫn. Trong thời đại công nghệ, tự học ắt là một điều kiện cần để thành công! Và khi tự học đã là 1 kỹ năng, có nghĩa là bạn có thể học cách tự học @@

Còn những người không có khả năng tự học, họ sẽ đi đâu?
Nếu khôn ngoan, họ sẽ đi tìm ngay những người hướng dẫn cho mình, lấy quy tắc "Không thầy đố mày làm nên" để tạm thời bao biện. Họ sẽ được những kinh nghiệm quý giá mà người thầy truyền cho và cũng sẽ trở nên thâm hậu nếu "vớ" được thầy "xịn". Họ cũng sẽ thành công trong lĩnh vực được dạy. Có thể giỏi, nhưng sẽ không thể trở thành chuyên gia... nếu không biết tự học!

End of post lung tung :))

Tuesday 2 August 2011

Programming Challenge 1 - Very easy

Sau sự ra đi của girlxitin, các thành viên có vẻ quá đau xót nên chẳng ai chịu ghé lại FAMILUG.
Với tên miền tạm thời http://bit.ly/familug, chỉ vài lần gõ thôi, đảm bảo lại mê FAMILUG như tơi :>

Từ hôm nay tớ sẽ bắt đầu series Programming challenger, chả kém gì một cuộc thi ngoài việc không có giải thưởng :)) Hoặc sẽ có, thiết kế sau.

Các bạn có thể sử dụng bất kỳ ngôn ngữ nào, không quan tâm, miễn là giải được bài toán.

Problem 1 - Độ khó: Very easy


Viết chương trình thực hiện rút gọn như sau:
Với đầu vào: AAABBCAABDDAFF
Sẽ cho đầu ra: 3A2BC2AB2DA2F



Và viết 1 chương trình để dịch ngược
Đầu vào : 3A2BC2AB2DA2F
Sẽ trả về : AAABBCAABDDAFF

Trông cái này có vẻ như 1 hình thức nén string nhỉ ;)
Post link pastebin hoặc http://codepad.org/ để cho ngay kết quả.

Thời gian kết thúc: t7 tuần này.
Let code ;) run the code!

Monday 25 July 2011

OOP, không không phải...

OOP là môn học sắp tới chúng ta sẽ phải học. Sẽ dùng trong tương lai, rất nhiều.
Rất nhiều các memb của FAMILUG đã quen với kiểu lập trình này và sử dụng các ngôn ngữ OOP (Java, C#, Python...)

Kỳ tới sẽ được sờ vào ngôn ngữ đầu tiên sử dụng khái niệm OOP: C++
C++ rất mạnh, rất nhanh, và rất phức tạp! Thế nên ai chuẩn bị được cái gì trước thì cứ chuẩn bị, không lại nước đến ..im mới nhảy =.=


Sau đây là 2 ý kiến tớ mới thu nhật được về OOP, thấy rất đúng.
1. Không viết static method
Mọi chương trình đều có 1 hàm static đó là hàm main. Ngoài hàm main ra, không nên khai báo bất kỳ hàm nào là static. WHY?
Bởi static method là method không chạy "trên" đối tượng nào. Nó không thuần OOP mà chỉ là sự thay thế cho kiểu lập trình thủ tục.
Bởi vậy hãy nói không với static !

2. Hạn chế sử dụng public
Với các thuộc tính của class, có 3 kiểu khai báo public, private và protected. 
Để đảm bảo tính encapsulation (nói chung là tính an toàn dữ liệu, không biết tiếng Việt là từ gì @@), thay vì dùng public, hãy để các thuộc tính là private và tạo set và get method.


.......
to be continued....

Saturday 23 July 2011

FAMILUG và 1 con đường tắc :))

Dẫu biết cuộc đời thường không giống như mơ
và lòng người luôn thường hay thay đổi ...
ai bảo nhạc thị trường không đúng :)) tuy có thô nhưng rất thật.
Ngày bắt đầu, FAMILUG ra đời với 1 dàn các mục tiếp "TO LỚN"
rồi từ FAMILUG nảy sinh hàng loạt các Dự Án to lớn không kém nhưng chỉ xém thành hiện thực.
FAMIWiki, FAMIWood, FAMINEWS...
tất cả rồi cũng tan biến như một giấc mơ thoáng qua, khiến cho những cảm nhận về nó thật quá sâu sắc và quá khó để có thể viết được nên lời. Và qua đêm nay, tất cả sẽ nhận ra sự thật ấy :)) FAMILUG là nơi để các thành viên bày tỏ suy nghĩ và là ổ ăn chơi của gà nhà >:)

Cái gì còn làm được thì cố làm.
Ai làm gì thì cứ làm.
Ai muốn viết gì cứ viết.
Hãy cứ lựa chọn, khi cuộc đời vẫn còn cho bạn cái quyền ấy...
Nhưng sẽ chỉ có FAMILUG
chứ không bao giờ ...
có FAMIWUG :))

Girlxitin ra đi, FAMILUG trở về là những chàng trai ... hai lúa :))

Tên miền mà Admin Lâm thồn đã tặng cho FAMILUG đã ra đi (hình như thế). Từ giờ các bạn không còn là những cậu bé suốt ngày mân mê mấy cô girlxitin nữa :> đã đến lúc dựng súng lên và đi vào rừng ;) good morning!

Monday 18 July 2011

Khởi động học hè chương trình FAMILUG summer :x

Theo kế hoạch đã lên từ đầu hè, ngày mai chúng ta sẽ đưa vào thực hiện. Sau khi tìm hiểu lịch bận của các bạn, chỉ có 1 thời gian trống duy nhất là vào 2 tiết đầu buổi chiều ngày mai - T3 (tức từ 12h15 - 14h).  Bởi thế, ngày mai FAMILUG sẽ tổ chức buổi học đầu tiên dưới hình thức giống như Coding Dojo (ngày mai sẽ nói rõ).

Vậy thông báo để các bạn đến đúng giờ. Nhớ mang theo laptop nếu có. Buổi đầu sẽ học về TDD (test-driven development) và Bubble sort. Bạn nào biết sử dụngUnitTest cho C# thì chuẩn bị. Nếu không chúng ta sẽ làm bằng Java.

Saturday 25 June 2011

xxx@girlxitin.com

Alo, đề nghị thồn kiểm tra lại xem có đầy đủ thông tin của domain ko để mình thử cài đặt mail riêng kiểu lamthon@girlxitin.com ấy. Host mail là của google, giống cái mail sv của mình hồi vừa vào học ấy.

Friday 24 June 2011

Lãng phí kiến thức...


Lãng phí kiến thức?!

Đây là một khái niệm mới do tớ mới sản xuất ra :D
Có thể mọi người đã nghe nhắc đến lãng phí thời gian, lãng phí tiền bạc, lãng phí chất xám... Những khái niệm rất dễ hiểu, ai cũng hiểu nhưng lắm khi cố tình giả vờ khng :-”

Lãng phí kiến thức, tức là để mất đi những kiến thức mình đã học được. Nếu sau 5-10 năm, việc quên đi cũng là chuyện thường thì ở đây, chúng ta quên đi những gì mình học sau có 1,2 tháng → Lãng phí.
Mặc định trong câu chuyện này là bạn có học thật sự, là bạn muốn học điều gì đó. Nhưng rồi học xong bỏ đó nên quên dần và trở nên lãng phí.

Cái cụm từ này không phải tự dưng mà sinh ra, mà có cả “điển tích” hẳn hoi.
Hôm ngồi làm thực tập cơ sở, phải viết các prototype của các hàm ra 1 file riêng (do lúc viết lười nên viết các hàm trước hàm main) hậu quả là giờ ngồi tách ra thì phải copy paste 20 lần. Đấy là trong trường hợp nhở này, nếu chương trình có 50-70 hàm thì ngồi copy thế là quá tội. Nhớ ra dùng Sed (1 command tool của linux) có thể dễ dàng tách ra.... thế nhưng những gì học sed cách đây 6 tháng giờ đã gần như chẳng còn gì. Ngồi lục lại tài liệu và sau 15 phút thì mọi việc xong xuôi. Đúng là nếu ngồi copy thì có khi xong trước, nhưng ngẫm thấy nếu như mình không quên những gì đã học (vì không dùng) thì có phải ngon lành không​?!

Và rất nhiều thứ khác cũng vậy, cứ trôi đi rồi biến mất một cách lãng phí chỉ vì nhất thời không dùng đến. Nếu như cố động đến hàng ngày, thậm chí là hàng tuần hoặc thực sự dùng nó để làm ra những sản phẩm (rồi các bạn sẽ quên C khi kỳ sau phải dùng C#) để một lúc nào đó, nó ngấm vào mình rồi. Muốn quên... nhiều khi... cũng khó...

PS: Giờ thì quyết định ngồi viết một bài tut Sed bằng Tiếng Việt, chắc chả phải sợ ai đó đã làm rồi 8->

Tuesday 14 June 2011

Kế hoạch chi tiết lịch học hè của FAMILUG

abc, viết sau, ai thick thì cứ comment trc :))

để biết thiếu,
để biết thừa...
để biết những gì cần thêm!
 
Sau khi có kết quả vote. SỐ vote của Java và C# ngang ngửa nhau nên qđ học cả 2 hoặc ko học gì =))
C# chắc có Hải dớ dạy!

Saturday 11 June 2011

Bản kế hoạch hè 2011 của FAMILUG

khi mùa hè sắp đến, có thể mỗi người đều đã có kế hoạch riêng. Và FAMILUG cũng có kế hoạch cho mùa hè này, kế hoạch gửi đến tất cả các thành viên của team. Mục đích nâng cao trình độ của tất cả các memb.Tham vọng là sang năm, trong bất kỳ cuộc thi nào của khoa đều có tên FAMILUG!

Lý do khiến team còn ỳ ạch là do thiếu sự thống nhất về mục đích, và định hướng. Vậy nên tớ sẽ chọn ra những gì chung nhất để ta làm cùng nhau.

Dựa trên kết quả của đợt vote trc đây, kỳ hè này sẽ tổ chức:
- Mở rộng, nâng cao các kiến thức về C (Cụ thể hơn về con trỏ, viết hàm, viết chương trình gồm nhiều file, viết code cho preprocessor, một chút về lập trình đồ họa trong C...)
- Học thêm các cấu trúc dữ liệu và giải thuật nâng cao (hash table, mảng động, các thuật tóan sắp xếp, tìm kiếm, backtracking...)
- Các lệnh cơ bản trong Linux và cách sử dụng vim để code C (hoặc dùng Eclipse để code Java/C...).
- CSDL cơ bản.
- Thực hành với 1 phần mềm real world thực sự! (sẽ kiếm 1 cái nào đó open source chẳng hạn)

Mong muốn là thực hiện học hành nghiêm túc với cường độ cao, tất cả các thành viên đều tham gia và có sản phẩm.

Chi tiết hơn kế hoạch thực hiện:
- Thực hiện theo hình thức học có giảng viên. Tất cả thành viên đều có thể đăng ký giảng bài. Có phân công giảng dạy.
- Các giảng viên chịu trách nhiệm chính: Hiệp , Lâm, Hải, Hưng.
- Riêng với Lâm, đề nghị dành thời gian từ h đến khi các bạn bảo vệ TTCS xong, tìm hiểu và thành thạo về các thuật tóan sắp xếp và tìm kiếm : bubble sort (tớ nhận cái này, Chồn để tớ :x) , quicksort (implement và use func có sẵn), heap sort, Radix sort, intro sort... Các kiểu tìm kiếm có sẵn trong sách CTDL... PS: chú ý, phải trình bày đầy đủ nuột nà về độ phức tạp!

Mong tất cả các thành viên cho ý kiến. Riêng về phần học C tớ hơi lưỡng lự, vì nếu học để biết thì bao nhiêu cũng thiếu, còn nếu học để dùng ở trường thì C không phải là ngôn ngữ phù hợp để chuẩn bị cho các kỳ sau mà phải là 1 ngôn ngữ theo kiểu hướng đối tượng nào đó như Java, C#, Python, Cpp...

Friday 10 June 2011

Na na, kể cho nghe nà...

Kể chuyện buổi sáng :x
chào ngày mới, ụt mo nih ịt mo na :td:

chuyện kể về thằng bạn tớ. Thôi cứ gọi là 1 cái chuyện buồn. Hồi học cấp 3, nó là thằng học giỏi nhất trường. Năm lớp 10 thi HSG tóan tỉnh, lớp 11 thi HSG hóa tỉnh, lớp 12 thi HSG Lý QG. Đều đc giải. Thi đh, khối B 29,5 đ thủ khoa Y Thái Nguyên. Khối A 27,5 đỗ Kiểm toán - HVTC. Chưa từng 1 lần đi học thêm! Thế là nó theo học HVTC trên cái xứ mù ấy vì hòan cảnh gđ khó khăn nên học TC cho nhanh ra trường. Vậy là cũng 3 năm trôi qua...

Và nó thấy sự sai lầm của cuộc đời nó. Vốn thích kỹ thuật, học toán lý hóa... thằng này học trường mình t thề nó phải vài cái NCKH @@ thế nhưng thả vào TC, các môn nhiều tín chỉ thì toàn học thuộc. Các môn chuyên ngàh thì toàn 2 tín chỉ. NCKH trường ấy thì toàn chép từ các quyển sách ra, rồi nộp lên chứ ko có bảo vệ bảo vẹo j cả. Các clb thì tòan bọn năm 1 năm 2, hoạt động như chổi cùn. Còn mỗi cái tình nguyện thì năm nay mới nhận ra là cần thiết thì hè này lại phải về (tất cả sv năm thứ 3 đều về nhà, hè cuối!). Tại sao hđ tình nguyện lại quan trọng, đặc biệt với sv kinh tế? Bởi kinh tế là quan hệ, không có quan hệ, bạn chả có gì. HĐ tình nguyện là cách ~ tốt nhất để xây dựng quan hệ.
Nó không phải như bên mình. Nhiều khi khả năng chuyên môn ko quan trọng bằng quan hệ. Điểm tổng kết chỉ là cái đk ban đầu. Hàng nghìn cái hồ sơ, nó nhắm vào các giải thưởng với hoạt động đoàn là chính. Rõ rằng hẳn như bên ngân hàng, họ tuyển nữ yc phải 7,5 đổ lên thì nam lấy có 6,0 trở lên.

bởi thế, đôi khi đứng núi này trông núi nọ, bạn đâu nhận ra mình được học toán thay vì mấy môn học thuộc dở hơi. Đuợc học cái mình (hơi) thick, nói văn vẻ ra, nó cũng là 1 niềm hạnh phúc đấy chứ!

Ứng dụng toán học – “Mảnh đất hứa” đầy chông gai

(Tác giả: Phạm Huy Điển – Nguồn: vietsam.org.vn)


Lâu nay không ít người cảm thấy thất vọng vì đã “uổng công” học Toán. Nghe người ta nói thì Toán học là “chìa khóa” cho mọi vấn đề, nhưng trên thực tế thì học sinh sau khi tốt nghiệp lại chẳng biết dùng kiến thức Toán đã học được trong nhà trường vào việc gì trong cuộc sống, nhất là những bài toán khó mà họ đã tốn bao công sức nhồi nhét trong các “lò luyện” đủ loại. Đây là một thực tế, xuất phát từ việc xác định nội dung và phương pháp dạy Toán không hợp lý trong các nhà trường hiện nay. Toán học đã bị biến thành một môn “đánh đố thuần túy”, thay vì một bộ môn khoa học mang đầy chất thực tiễn. Tuy nhiên, còn một lý do khác khiến chúng ta không nhìn thấy được bóng dáng của Toán học trong thực tiễn thường ngày, đó là Toán học ngày nay không mấy khi trực tiếp đi được vào các ứng dụng trong thực tiễn mà thường phải “ẩn” sau các ngành khoa học khác: Sinh học, Môi trường, Tài chính, Kinh tế… và thậm chí ngay cả Công nghệ thông tin, một lĩnh vực có thể xem như là được sinh ra từ Toán học. Đã có những ý kiến nói về sự lãng phí của nguồn nhân lực đang làm Toán hiện nay và không ít người cũng đã tưởng là thật…

Thursday 9 June 2011

Name space in C

Thật ra mấy hôm nay ngồi đọc lại quyển Illustrating C mới ngỡ ra là mình đọc thiếu 1 chương >:)
Trong này có 1 bài viết về Name Space.
Không biết có liên quan đến namespace khai báo trong mỗi file C++ không nhưng khái niệm này sẽ khá mới mẻ với các bạn.

Thử ví dụ sau:
http://pastebin.com/JAGQgrKR

nhận thấy rằng cùng là biến c nhưng ta declare nó nhiều lần, mỗi lần 1 kiểu. Đầu tiên là int, sau đó là float rồi char và cuối cùng là char *(array). Chương trình chạy ngon lành và không có lỗi hay warning gì hết. Bởi trong cùng 1 level of nesting block (Khối lệnh lồng vào nhau) thì các biến chia sẻ cùng 1 name space (dịch thô là không gian tên). MỖi khối lệnh được đánh dấu bắt đầu bằng { và kết thúc bằng }

Monday 6 June 2011

keep walking! tiếp tục thôi các bạn trẻ :>

Keep walking là khẩu hiệu nổi tiếng của hãng rượu whisky hàng đầu thế giới : Johnnie Walker
. Đằng sau nó là cả 1 câu chuyện thú vị về một người đàn ông luon cố gắng vượt qua mọi khó khăn để đưa hãng rượu này trở nên nổi tiếng khắp thế giới.

Keep walking, hãy tiếp tục những gì bạn đang làm, đang bỏ dở vì một lí do nào đó. Bởi có thể bạn không để ý, nhưng sự thật là mọi thành công, dù nhỏ bé dến đâu( vd như giải 1 bài tóan khó, làm 1 bài PE) đều mang lại cho bạn sự vui thích, cảm giác dễ chịu của chiến thắng và cảm thấy có động lực hơn rất nhiều.
Hãy để những thành công nhỏ bé ấy dẫn bước bạn đến những chiến thắng lớn hơn.

Còn chờ gì nữa, hay nói lên những điều bạn muốn tiếp tục ngay bây giờ! Hỹa cho mọi người cùng biết bạn sẽ làm gì ;;)

Sunday 5 June 2011

VIm's power



Clip này trình diến và hướng dẫn sử dụng 1 tính năng tuyệt vời trong vim đó là visual block. Với chức năng này có thể đồng loạt sửa nhiều dòng trong khi bạn chỉ phải thao tác với 1 dòng duy nhất!

Feel its power!

Format I/O of ...printf function

The ...printf functions
The printf and fprintf function write a variable number of data items to an input stream, using a format string to control the appearance of the output. The propertypes for both function end with the … symbol (an ellipsis), which indicates a variable number of additional arguments. Both functions return a number of characters written; a negative return value indicates that an error occurred.
The only different between printf and fprintf function is that printf always writes to stdout (the standard output stream), whereas fprintf wirtes to the stream indicated by its the first argument:
printf(“abc”); // writes to stdout
fprintf(fp,”def”); // writes to fp

Thursday 2 June 2011

Sự khác biệt...

Tất cả chúng ta ở đây, hoặc lừa dối bản thân, hoặc sĩ diện ko nhận chúng ta kém cỏi hơn ai đó, khoa nào đó, nơi nào đó, âu cũng là tất lẽ dĩ ngẫu. Ok, tôi đồng ý!

Thế nhưng, dù bạn là nhân tố quyết định thì nhân tố phụ vẫn ...ảnh hưởng ko ít
Hôm nay làm việc ở công ty :)) in tài liệu Linux và HĐH cho bọn CNTT. Nhìn đề cương của cnó khác hẳn với bên mình. Đúng là cùng học 1 môn, nhưng chất lượng giảng dạy thì khác hòan toàn.
Trong đề cương, phần OS và Linux rất rõ ràng.
Phần OS nói chung giống bên mình học. Còn phần Linux, xem xong mình hơi bị shock nha (hơi bị - MR...? :)) )
- Các command cơ bản
- Thiết lập mail server, cài đặt squid, squirrelmail.
- Dùng OpenSSH
- ... còn nứa, để mai ra công ty up lên cho mọi người down về tham khảo. Lượng kthức Linux chúng nó được học nhiều hơn những gì mình biết về Ubuntu/Linux :-<

Đây là 2 link tài liệu:

http://www.mediafire.com/?bbu9eub9v0rrjfc

http://www.mediafire.com/?alxxexdmtb211a9

thôi thì dù sao... mình mới là nhân tố quyết định :))

Viết một chương trình C đơn giản

Khác với những chương trình được viết bằng một số ngôn ngữ, Chương trình C yêu cầu theo một mẫu - một chương trình hoàn chỉnh có thể chỉ vài dòng.
Chương trình: Hiển thị một thông báo lên màn hình (printing a pun)
Chương trình đầu tiên trong Kernighan and Ritchie's classic The C Programming Language là rất ngắn. Nó không làm gì cả nhưng hiện ra thông báo “hello, word”. Không giống các tác giả khác, Tôi sẽ không sử dụng chương trình này ở ví dụ đầu tiên. Tôi sẽ nêu cao tính truyền thống của C: the bad pun (chả biết dịch thế nào @@). Thông báo như sau:
To C, or not to C: that is the question.

Wednesday 1 June 2011

Mùa hè và những kế hoạch

80% chúng ta đã nghỉ hè, oh yeââââââââââââââhhhhhhhhhhhhhhhhh.
Còn lại thì cũng sắp rồi :-j
Lên kế hoạch cho mùa hè này thôi.

Mùa hè đến, không phải chỉ báo hiệu mùa ăn chơi đã đến. Nó là dấu nhắc rằng nửa năm đã trôi qua và đến lúc nhìn lại xem bạn đã làm được bao nhiêu trong bản kế hoạch đầu năm. Nó là thời gian quý báu để bạn thay đổi, upgrade mình trước khi bước vào 1 năm học mới. Nó là mùa hè gần cuối cùng của đời sinh viên rồi. Hãy lên kế hoạch cho mùa hè, hãy sống từng ngày hè chứ không chỉ tồn tại!

Nắm bắt cơ hội:
Hãy nắm bắt tất cả các cơ hội bạn có. Nhiều lắm, không để ý đấy thôi.
 cố gắng tham gia thật nhiều hoạt động để thu về nhiều thứ. Tham gia các buổi hội thảo, cuộc thi, cơ hội việc làm.

Hôm nọ ko dk đấu trg công nghệ, tiếc thế :-< thằng bạn cấp 3 mình đc giải nhất, ôm về 5 củ @@ huhuhu

Tham chiếu, tham trị và hàm

Note: các thuật ngữ nào đc chú thích bằng tiếng Anh bên cạnh thì sau đó sẽ đc thay thế bằng tiếng Anh, lý do thói quen!)

Tham chiếu ( Pass by Reference ) & Tham trị (pass by value) là 2 thuật ngữ dùng trong lập trình (đặc biệt là C)
Tham chiếu là gán cho hàm tham số (argument) là 1 địa chỉ.
Tham trị là gán cho hàm tham số là 1 giá trị.

Sunday 22 May 2011

Ý tưởng FAMILUG...

Dại, tối đi chơi chả biết uống gì lại gọi nâu nóng, giờ đeck ngủ đc, nằm mãi nghĩ lung tung giờ lại mò dậy.

Vừa nảy ra một ý tưởng, phải nói cái này rất rất khó thực hiện nhưng nếu thành thì rất hay. Khó vì hầu hết ko hứng thú với học hành, mà lại toàn đứa lười... Nhưng tớ nghĩ làm đc thế này mới đúng là kỹ sư ^^

Vì là khoa toán tin UD, dù chỉ đc học về phần lý thuyết và không có thực hành nhưng tớ muốn ứng dụng hóa việc học các môn trong khoa trong mức có thể. Cụ thể là viết soft thực hiện 1 việc nào đó cho mỗi môn học trong kỳ. Việc này vừa ích về việc học hành, vừa tăng kỹ năng lập trình, nếu đem nộp cho thầy vừa đc khen, cộng điểm, thậm chí dùng làm công trình NCKH!

Ví dụ cụ thể hơn như sau:
- Học GTS, viết phần mềm thực hiện 1 thuật toán nào đó. Không phải tất cả, chỉ chọn 1 cái điển hình thôi. VD như làm cái đề bài của nhóm tớ đang làm ấy, vào cái kỳ học GTS, vừa hiểu vấn đề, vừa có thể đc cộng điểm. Nói chung là lợi đủ đường.

- Học GTF, tớ ko hiểu rõ lắm, nhưng nếu có thể viết chương trình. Đầu vào là 1 hàm, đầu ra là tín hiệu đã qua biến đổi, tín hiệu này làm bật tắt đèn led gắn thêm vào máy tính qua cổng USB. Vậy với mỗi hàm, đèn sẽ nhấp nháy kiểu khác nhau.(việc thiết kế mạch này chắc ko quá phức tạp, nếu cần thì cứ học chứ sao) Rất thú vị . Tất nhiên là khó, nhưng ko phải ko làm đc!

- Học PTSL, viết chương trình thực hiện thuật toán ANOVA, MANOVA....
nói chung là tớ học hành cũng ko đến nơi nên hiểu lơ mơ chỉ nói đc thế.
Nếu từ kỳ sau, cùng cố gắng làm đc mấy cái này thì rất tuyệt. Làm cho đủ phần ứng dụng trong toán tin luôn, các thầy ko ủng hộ hơi phí ;;)

PS: Hiệp có làm đc : lập trình điều khiển 1 cánh tay robot qua cổng USB ko? xem thử xem @@. T chả biết quái j về điện với điện tử cả =.=

Thấy tiếc 3 năm học đã qua, chả được gì vào đầu cả trong khi lẽ ra nó phải được nhiều hơn thế! Hè này, liệu có thằng nào dạy lại ĐS với GT1,2,3 cho mọi người ko?

~~~~
Cont...

đi vào chi tiết hơn, sẽ gặp 1 số vấn đề:
1. Khi vừa vào học, hoặc kể cả học đến giữa kỳ, thường không biết môn đang học để áp dụng làm cái gì?
Giải pháp lý thuyết :
đầu học kỳ, sau khi mua tài liệu, các bạn đọc qua hết cả quyển giáo trình. Đọc lướt, xem nó nói cái gì, chứ ko cần hiểu.
Tiếp đó là google các tài liệu và ứng dụng của nó. Lực lượng search đông chắc chắn sẽ ra vấn đề. VD như cái ứng dụng tích chập vào xử lý ảnh này:
http://www.ieev.org/2009/05/tich-chap-convolution-va-thuc-hanh.html


2. Ý tưởng nếu làm đc cánh tay robot qua cổng usb sẽ lấy 2 máy điều khiển 2 tay robot đánh nhau, thật là hoang đường >:) làm đc thì hay