New FAMILUG

The PyMiers

Friday 30 December 2011

FAMILUG1 và FAMILUG2

Đó là ý tưởng lúc tắm :))
2 đội FAMILUG đi tham dự "trò chơi nghiên cứu khoa học" của khoa bắt đầu mở họp vào ngày 03/01/2012. Một cuộc thi kỳ lạ từ việc thông báo cho sinh viên qua 1 con đường chẳng chính thống  ! phải chăng là cuộc thi bí mật :))

Tớ đề xuất thành lập 2 đội FAMILUG. Nếu viết tắt là F(uck)M(y)L(ife) thì cũng đc :))
FML1 : tham gia đề tài tóan
FML2 : tham gia đề tài tin.

Vì sao nên tham gia?
1. Không mất gì cả
2. Đi thi là có giải :))

Đôi số 1 đề cử Hiệp Leo làm đội trưởng. Ai đồng ý giơ tay?
Đội số 2 đề cử Hải déo làm đội trưởng. Ai phản đổi giơ tay :))

cm đăng ký để t3 các đội trưởng còn đi họp :D

Tự học

Ngồi chờ tiêu cơm đi tắm...

Tự học - niềm tự hào của số ít, nỗi khiếp sợ của số đông.
Tự học có thể được xem là 1 kỹ năng "mềm".
Tự học là cần thiết, là thiết yếu.

....

Thế nhưng đừng nhầm lẫn:
Mình tự học thì mình giỏi hơn người ta. Đừng giữ thái độ "đóng" với việc đi "học thầy".

Người ta chỉ quan tâm đến kết quả, còn quá trình thế nào chỉ mình bạn biết.
Nhà tóan học Nga nghèo tự học tự làm để giật 1 giải Field rồi ko lấy tiền... cũng chỉ được vinh danh ngang với Nhà toán học của ta được học trong môi trường tuyệt vời từ bé, ông cũng được giải Field.

Khác biệt chỉ thực sự là giá trị khi nó tạo ra giá trị!

Đề thi Lập trình hướng đối tượng

Sinh viên được phép mang tài liệu (đến lúc thi mới biết, có thằng mở cả laptop)

Câu 1: (3 điểm) Tính bao đóng (encapsulation) trong LTHĐT là gì. Tầm quan trọng của tính bao đóng. Nêu 1 VD minh họa

Câu 2: (4 điểm) Viết lớp String để biểu diễn 1 chuỗi kí tự . Trong lớp String dùng thành phần dữ liệu kiểu char* để biểu diễn nội dung chuỗi. Lớp String cần có các hàm thành phần sau:
  • Hàm tạo không tham số
  • Hàm tạo một tham số là 1 chuỗi kiểu char*
  • Hàm tạo sao chép (thực hiện Deep Copy)
  • Toán tử gán một String cho một String
  • Toán tử + để nối nội dung hai String
  • Hàm Display() để hiển thị nội dung String
  • Hàm hủy

Câu 3 (3 điểm): Viết lớp Stack để biểu diễn một ngăn xếp các String, trong lớp Stack có các hàm thành phần void Put(String *) (chỗ này đề nó ghi nhầm là Pop) và String Pop. Yêu cầu dùng danh sách móc nối để biểu diễn Stack.

Friday 23 December 2011

Này thì Mô hình Ngẫu nhiên.

Trình bày hơi lằng nhằng nên tớ không post bài làm lên web, thay vào đó tớ làm thành file pdf và upload ở đây: http://www.mediafire.com/?mwlu51a4oaxdwxc

Wednesday 21 December 2011

Này thì Matlab 8->

Đây là đề giữa kì năm trước nhé . Theo thầy phổ biến thì đề thi cuối kì năm nay y xì như này thôi nên các chiến sĩ cứ thế mà chén nhé >:)

Câu 1: Phép tính ma trận. ( 2 đ)
Tạo 2 ma trận A và B :

Thực hiện :
- Tính C = A+B
- Tính E = A*B
- Tính det A
- Tính min của A.
Giải
>> //Tạo 2 ma trận :
A = [ 3 1 2 ; 1 3 1 ; 2 1 3 ] (nhập vào theo từng hàng 1)
B = [ 1 3 1 ; 3 1 3 ; 1 3 1 ]
>> C = A+B
>> E = A*B
>> det (A)
>> min(min(A))

Câu 2 : Sử dụng Symbolic (4đ)
a/ Tính đạo hàm của hàm :
f = exp(2x) + sin(x) - x^3
b/ Tìm nguyên hàm của hàm :
g = y^3 - sin(y) + 2 cos(y)
c/ Tìm nghiệm của đa thức :
P = x^4 - 2x^3 + 3x - 2
d/ Giải hệ gồm 3 pt :
6x^2 + 13y + 4z^2 = 15
4x^2 - 56y + 3z = 3
10x + 4y^2 - 4z = 7

Giải
>> syms x
f = exp(2*x) + sin(x) - x^3
diff (f)
>> syms y
g = y^3 - sin(y) + 2cos(y)
int (g)
>> syms x
P = x^4 - 2x^3 + 3*x - 2
solve (P)
>> syms x y z
F1 = 6*x^2 + 13*y + 4*z^2 - 15
F2 = 4*x^2 - 56*y + 3*z - 3
F3 = 10*x + 4*y^2 - 4*z^2 - 7
[ x, y, z ] = solve (F1, F2, F3)

Câu 3 : Các lệnh trong Matlab (2đ)
Sử dụng vòng lặp "For - End" tính tổng:
X = tổng xích ma của (1/3^i)
Giải
>> X = 0
>> for i = 1:1:10
X = X + 1/(3^i)
end

Câu 4 : Đồ thị (2đ)
Cho 2 hàm số sau :
f = 3t^2 + 2t - 0,5
g = 2tcos(t)
Vẽ đồ thị của 2 hàm số theo biến t, trong đó t biến thiên từ 0 đến 10, với bước nhảy 0,5 trên cùng 1 figure như sau :
- Đồ thị f với màu xanh nước biển và kí tự 0 , đồ thị của g với màu đỏ và kí tự *
- Viết title cho đồ thị và label cho các trục tọa độ.
Giải
>> t = 0 : 0,5 : 10
>> f = 3*t.^2 + 2*t - 0,5
>> g = 3*t.*cos(t)
>> plot (t, f, 'b0', t, g, 'r*')
>> title('Do thi cua 2 ham so f và g')
>> xlabel('Truc hoanh')
>> ylabel('Truc tung')


Saturday 17 December 2011

Các lỗi thường gặp khi lập trình C

đang thu thập thêm thông tin để viết bài...
 ai gặp lỗi nào nhiều nhất thì cm vào để tớ update. Hè hèè

Bài này Mr.Thồn phụ trách. Hãy chờ xem :))

Đề hệ mờ k47 - hàng độc :))

Thằng nào giải chi tiết cho lên đi :D


Friday 16 December 2011

Sửa nhanh dòng lệnh bạn gõ sai

Bạn gõ sai 1 câu lệnh rất dài và giờ… hì hục gõ lại?
Đửng! đó là một trong những điều bạn có thể mà không nên làm nhất khi dùng Linux. Đừng cố “tỏ ra chăm chỉ”, vì máy tính sinh ra vốn để giúp chúng ta lười biếng! Hãy làm theo cách sau.
hvnsweeting@hvnbox:~$ veo hehe
veo: command not found
hvnsweeting@hvnbox:~$ ^veo^vim
vim hehe
hvnsweeting@hvnbox:~$ ^hehe^hoho
vim hoho
hvnsweeting@hvnbox:~$
nhìn vào đoạn lệnh bên trên, bạn có thể dễ dàng hiểu nó làm gì. Bạn chỉ việc gõ phần mình đánh sai và từ khóa thay thế cho nó ở dạng ^từ_sai^từ_thay_thế
ngay sau câu lệnh lỗi của bạn là mọi chuyện lại êm đẹp như không có gì :D
Có thể bạn là người chăm chỉ, nhưng đừng chăm chỉ một cách mù quáng \:d/

http://f2vn.wordpress.com/2011/12/16/s%e1%bb%ada-nhanh-dong-l%e1%bb%87nh-b%e1%ba%a1n-go-sai/

Wednesday 14 December 2011

[HĐMT] Mạng mẽo (XONG)

Nào hỏi đâu đáp đấy :D
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Added by HVN
Tổng kết:
Số mạng con (subnet) = 2^ (số bit ở Netid đi mươn) - 2. Trong bài này là 2^9 -2 = 510
Số host trên mỗi subnet = 2^(số bit ở HostID) - 2. Trong bài này là 2 ^ 7 - 2 = 126.

Go Linux way...

Có rất nhiều bạn hỏi làm thế nào để t học được Linux, trông nó thật là phức tạp...
Và nếu có định làm FAQ cho bất kỳ diễn đàn Linux nào thì câu hỏi này nên đặt lên đầu tiên: Làm thế nào để học cách dùng hđh nhân Linux?
Hỏi: Vừa hỏi xong
Trả lời: Cũng như nhiều thứ khác, có rất nhiều cách để bạn học. Học từ sách vở, học bằng các bài hướng dẫn, học bằng trải nghiệm, tìm kiếm giải quyết các vấn đề cần thiết. Sau đây là 1 cách (nhớ rằng có thể bạn tốn một chút công sức... nhưng nó đáng!) :

http://www.corntab.com/pages/getting-started-with-linux

Chú ý rằng ở đây nói đến việc "học dùng Linux thực sự", đã nói đến Linux, phải nói đến CLI (môi trường dòng lệnh). Còn nếu bạn chỉ LibreOffice văn bản, Firefox lướt web, Pidgin chat chit, Movie Player nghe nhạc thì ko có gì phải học cả. Dùng luôn :))

[HĐMT] Bài tập chia mạng máy tính (sưu tầm) (XONG)

Bài 1. Cho biết địa chỉ broadcast của subnet 131.18.7.0/255.255.255.0


- Đây là địa chỉ lớp B, nhưng do subnet mask l 255.255.255.0 do vậy dùng 3 octet đầu làm địa chỉ Net, octet cuối làm địa chỉ Host. Mặt khác địa chỉ Broadcast là địa chỉ quảng bá, tức là lấy địa chỉ mạng gộp với địa chỉ Host bật hết là 1. Do vậy ta có địa chỉ Broadcast của địa chỉ đã cho là: 131.18.7.255


Bài 2. Cho địa chỉ mạng: 203.162.100.0 / 255.255.255.0. Chia địa chỉ trên thành 5 subnet hợp lệ. Ghi ra 5 subnet đó và số host tối đa của một subnet.


Tuesday 13 December 2011

[HĐMT] Mạng máy tính (Update TCP)

Ai có thắc mắc gì thì hỏi. Chắc ai cũng nhờ Hiệp làm 1 bài mẫu về chia mạng chia máy rồi 8->

HÌnh thức thi: trắc nghiệm 80, tự luận bài tập 20.


Tóm tắt qua cho ai lười học thì đọc :))

Sunday 11 December 2011

Thêm phím tắt trong GNOME2

 Thêm 1 phím tắt, năng suất gấp 2 :D
http://f2vn.wordpress.com/2011/12/11/them-keyboard-shortcut-tang-nang-su%e1%ba%a5t-tren-gnome-2/

Điều làm nên sự tuyệt vời của mã nguồn mở chính là bởi người dùng có thể tự do tùy biến các ứng dụng.Thay đổ phần mềm cho phù hợp với yêu cầu của bạn sẽ khiến mọi thứ trở nên hiệu quả hơn. Trong bài này tôi sẽ hướng dẫn cách thêm các phím tắt vào GNOME 2. GNOME 2 hiện  là desktop phổ biến nhất trên các hệ điều hành nhân Linux, trong bài này tôi dùng Ubuntu 10.10.

Trước hết bạn cần hiểu cái gì quản lý các keyboard shortcut của bạn?
đó chính là window manager – trình quản lý cửa sổ. Với GNOME, đó là metacity.
Gõ vào terminal dòng lệnh sau để mở cửa sổ config của GNOME:
hvnsweeting@hvnbox:~/bin$ gconf-editor

Bash - completion: gõ lệnh mỏi tay

Sức mạnh của các hệ điều hành Linux-based sẽ trong tay bạn khi bạn làm chủ một linux-shell (vd: bash là phổ biến nhất, ngoài ra có ksh, zsh, csh ...).
Số câu lệnh, chương trình trên shell là rất nhiều, có thể nói không thể nhớ hết. Để hỗ trợ người dùng trong việc gõ câu lệnh trên shell, hầu hết các shell đều có chức năng auto-complete. Nghĩa là bạn chỉ cần gõ 1 phần câu lệnh rồi nhấn tab để nó hoàn thành nốt câu lệnh. Nếu bạn muốn đến thư mục documentstalacument thì bạn chỉ cần gõ docu rồi nhấn tab. Thật đơn giản !
Nếu bash shell của bạn chưa bật chế độ này, hãy chỉnh lại như sau:
vào file /etc/bash.bashrc hoặc /etc/profile hoặc ~/.bashrc rồi bỏ comment ở dòng bôi đỏ phía dưới đi

# enable programmable completion features (you don't need to enable
# this, if it's already enabled in /etc/bash.bashrc and /etc/profile
# sources /etc/bash.bashrc).
#if [ -f /etc/bash_completion ] && ! shopt -oq posix; then
#   . /etc/bash_completion
#fi


hầu hết các distro hiện tại đều đã bỏ comment sẵn dòng này nên bạn cứ thế mà "tab mỏi tay" thôi :D

Friday 9 December 2011

Cho tôi một vé đi "không gian tưởng tượng "

Nay ngó thấy cái hội đồng GS K53, nảy ra 1 ý tưởng mới :))
Bởi những ng like page là bạn bè của 5,6,7 người trong nhóm. Nếu tụ tập vào biết đâu lại có đứa nào vồ lấy nhau. Sau mà offline 1 vụ các bạn làm quen có vẻ hợp lý, trong đấy chỉ mới vote trà đá thôi, nhưng tương lai là rất hứa hẹn :D

Thursday 8 December 2011

Something new: Appspot!

Blogspot thì ai cũng biết.
Appspot thì bây giờ mọi người biết!
cũng là dịch vụ của google nhưng ko phải để làm blog mà để mọi người dùng làm host cho phần mềm (web) của mình.
Các ngôn ngữ được hỗ trợ: Java , Python, GO

https://appengine.google.com
hoặc appspot.com

Sưu tầm blog của các thầy trong khoa

Lại chán học :)) tên thế có phải hay không :))

Đây là vài blog của các thầy khoa mình tớ nhặt đc:
Bùi Công Cường - thầy dạy hệ mờ, blog ko có gì nhiều
http://buicongcuong.wordpress.com/

Lê Chí Ngọc - thầy dạy TRR, khai phá dữ liệu, đại số... blog có các "tổng quan môn học"
http://lechingoc.wordpress.com/

Nguyễn Phương Anh - cô dạy ĐKTƯ
http://nguyenphuonganh.org/

Thông tin về các thầy cô trong khoa :D
http://fami.hut.edu.vn/index.php?option=com_content&view=section&layout=blog&id=16&Itemid=288&lang=vi

[HĐMT] Phân tích chuỗi thời gian (XONG)

Ai có thắc mắc gì thì cứ hỏi. Vài điều cần nhớ: Epsilon không tương quan với quá khứ của X.

Friday 2 December 2011

Something new

http://www.security-class.org/

In this class you will learn how to design secure systems and write secure code. You will learn how to find vulnerabilities in code and how to design software systems that limit the impact of security vulnerabilities. We will focus on principles for building secure systems and give many real world examples. In addition, the course will cover topics such as:

Thursday 1 December 2011

[HĐMT] CSDL (XONG)

Chuyên mục hỏi đáp mùa thi mở ra giúp các bạn dễ dàng trao đổi các vấn đề và cùng nhau ôn tập. Lí do lại có mục này?
vì các bạn thích ngồi máy tính hơn ngồi bàn học và được nghỉ, trời rét ... việc đi lại sẽ khó khăn.
Đây là đoạn ngắn tớ tk môn CSDL, và vài câu hỏi chưa có câu trả lời:

Lịch thi cuối kỳ nhé mọi người !

8/12 - Cơ sở dữ liệu - Kíp 3 - D3,5-201
13/12 - Chuỗi thời gian - Kíp 2 - D3,5-201
15/12 - Hệ thống mạng máy tính - Kíp 2 - D3,5-401
20/12 - Hệ mờ - Kíp 2 - TC 312
22/12 - Phương pháp sai phân - Kíp 2 - D3,5-201
23/12 - Matlab - Kíp 1 - D3,5-201
27/12 - Mô hình ngẫu nhiên và ứng dụng - Kíp 2 - D3,4-202